Trịnh Công Sơn ,
“ tấm lòng ” và “ sự tử tế ” !
Vào ngày 1/4/2008, ông
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA ( Á Châu Tự Do ) phỏng
vấn ca sĩ Khánh Ly về cái chết của
Trịnh Công Sơn cách đây 7 năm, và Khánh Ly đã nói :
“….. tất cả
những điều anh Sơn cần phải dặn dò,
nhắn nhủ tôi cũng chỉ thu gọn vào trong câu nói
đầu tiên và câu nói cuối cùng, tức là “sống trong
đời sống cần có một tấm lòng” và
“hãy sống tử tế với nhau”.
Bà Đào Nương Hoàng Dược
Thảo trong Phiếm Dị – Sàigòn Nhỏ, ấn
bản Hoa Thịnh Đốn số 417 ngày 20 tháng tư năm 2001 (
cách đây 7 năm ) cũng đã viết như sau :
( trích )
Nữ ca sĩ Khánh Ly trong một cuộc phỏng vấn khi
nghe tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời đã nói :
“ Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông
của tất cả mọi người Việt
( hết trích)
Bài viết này sẽ
không đề cập đến ý kiến của Khánh Ly cho
rằng: Trịnh Công Sơn là của tất cả
mọi người Việt Nam (
sic ),
hay : Trịnh Công Sơn chỉ yêu dân tộc và quê hương (sic); mà chỉ đề cập đến việc
Trịnh Công Sơn dặn rằng phải
sống giữa đời bằng một tấm lòng và
sống với người bằng sự tử tế.
Một lời dặn như là của một hiền giả, như là
một tu sĩ , đầy chất Thiền, và rất ...tôn
giáo !
Vậy thì chúng ta
hãy xem chính Trịnh Công Sơn đã sống như thế
nào với lời dặn nhuộm đầy màu sắc tôn giáo
như trên ?
Xin trích lời của nhà văn Hoàng Hải Thủy.
- Trích Biệt Kích
Cầm Bút : Chúng tôi, bọn văn nghệ
sĩ Sàigòn bại trận, chúng tôi có anh có em. Trong nhục nhã, trong khổ cực, chúng tôi
vẫn có nhau, chúng tôi vẫn là những văn nghệ sĩ
Sàigòn. Cảnh “ phi cầm phi thú ” hiện ra
rõ nhất trong những cái gọi là buổi sinh
hoạt tại Hội Văn Nghệ Sĩ Giải Phóng Thành
Phố Hồ Chí Minh , trụ sở đặt trong tòa nhà
có vườn rộng trước 75 là một cơ sở tình
báo của VNCH, góc đường Trương Minh Giảng - Tú Xương.
Những người trong Ban Chấp Hành cái gọi là Hội
Văn Nghệ Sĩ Giải Phóng , thường là Tổng thư
ký Việt Phương, lên Ủy ban thành phố họp, nghe
chỉ thị, về phổ biến với các văn nghệ
sĩ, những buổi như thế gọi là buổi sinh
hoạt.
Trong
những buổi sinh hoạt này bọn trong Ban Chấp Hành
Hội ngồi hàng nghế chủ tọa đối diện
với hàng ghế của văn nghệ sĩ Sàigòn. Hai bên ngồi đối mặt
với nhau. Hai anh Kỳ Nhông, Kỳ Đà Phạm
Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn cũng dự buổi sinh
hoạt. Hai anh không thể ngồi cùng hàng ghế hay sau lưng
bọn Giải Phóng Miền
Hai anh không thể
ngồi sau đít bọn Văn nghệ Giãi phóng đối
diện với bọn văn nghệ sĩ Sàigòn bại
trận, hai anh không muốn ngồi chung
với bọn văn nghệ sĩ Sàigòn nhục nhã.
Dzậy thì trong những buổi họp chia hai phe
rõ rệt mặt đối mặt, chính tà hai phái như
dzậy hai anh Kỳ Nhông đặt đít ở đâu
???
Hai anh
ngồi ở hai ghế bên cạnh. Hai anh không ngồi trong phe giải phóng, hai
anh cũng không ngồi trong phe VNCH bại trận……..
- Bạn tôi, VQ, ở
Thành Hồ, tường thuật đám tang Trịnh Công Sơn, anh
tả cảnh đem máy ảnh tới nhà TCS ngồi chờ
chụp ảnh, anh phải ngồi chờ vì lúc
ấy di thể người chết chưa đưọc liệm, TCS
nằm đó với chiếc khăn phủ mặt. Anh
kể chuyện ngày xưa. Tết Mậu Thân Việt Cộng đánh vào Sàigòn, thành
phố giới nghiêm từ 6 giờ tối đến 6
giờ sáng, là sĩ quan anh có giấy phép đi trong giờ
giới nghiêm, anh lái xe đưa TCS đi chơi trong thành phố
Sàigòn ban đêm vắng tanh, chỉ có những dãy đèn
vàng, những binh sĩ ta tuần tiểu, đứng gác ở
những ngã tư đường. Anh kể anh cho TCS, với cây
đàn ghi-ta, về ở trong phòng riêng của anh v.v..Anh kể trong căn phòng đó- anh bạn tôi
có vợ con, có nhà lầu, cũng như nhiều tay chơi
tiền 75, anh có căn hộ riêng trong một bin-đinh để dùng
làm nơi ăn chơi, người Pháp gọi loại hộ này là
garconaire- trong căn phòng đó những ngày sau Tết Mậu
Thân, TCS đã sáng tác những bản nhạc X,Y,Z v.v...Lời kể của
anh làm cho người đọc thấy anh vừa là đàn anh cưu mang,
vừa là bạn văn nghệ, bạn tâm giao của TCS.
Tôi bùi ngùi muốn hỏi anh, muốn nói với anh :
- Tháng tư 75 nó có mù đâu,
nó phải thấy đồng bào mình ghê sợ cộng
sản, chê bỏ cộng sản, đồng bào mình
liều mạng chạy trốn quân Bắc Việt
Cộng, đồng bào mình chết đau thương, đồng bào
mình khổ cực thê thảm đến như thế nào, nó
phải thấy VC tàn sát đồng bào ở Huế trong
Tết Mậu Thân, nó phải thấy bọn Bắc VC xâm
lăng bắn giết đồng bào trên khắp đất nước,
nó không ngu đến cái độ không biết là quân Bắc VC vào
Sàigòn, những sĩ quan VNCH từng mến tài nó, che
chở nó, làm ơn cho nó, như mày, như Lưu Kim Cương, sẽ bị
bọn Bắc VC bỏ tù mút chỉ cà tha. Nó phải
biết chứ, nó phải thấy chứ, sao nó nhẫn tâm
ca hát chào mừng bọn VC, sao nó tỏ ra sung sướng khi nó
biết chúng mày sắp khốn khổ, khốn nạn ? Mày kể mày thân với nó, mày là bạn nó, tao
không thấy nó thân với mày, tao không thấy nó nhận mày
là bạn nó, mày cưu mang nó, mày đi tù mười mấy năm nó không
một lời hỏi thăm mày, mày thân tàn trở về,
vợ bỏ, con mất, tao không thấy nó đi tìm mày,
không thấy nó chi cho mày nửa lời an ủi, nó bạn
với bọn văn nghệ sĩ miền Bắc, nó không
bạn với bất cứ thằng văn nghệ sĩ VNCH
bại trận nào.
( Đời Nay trang B8, ngày 3 tháng 5 năm 2001 )
Đó là sự tử tế và tấm lòng
của Trịnh Công Sơn đối
với ông VQ, một người ở phía VNCH đã làm ơn cho
họ Trịnh ! Còn những ai
nữa của phía Quốc Gia VNCH đã từng mến
tài, cưu mang và che chở cho họ Trịnh được thong dong
để sáng tác ? Trịnh
Công Sơn đã đối xử với những người đó như
thế nào ? Đã trang trải “ tấm lòng ” và “ sống tử tế
” với họ ra sao ?
Riêng đối với phía
bên kia, thì “ sự tử tế ” và “ tấm
lòng ” của Trịnh Công Sơn đã được chính
họ Trịnh kể lại như sau :
-Thuở ấy
Nhị Xuân. Em ở nông trường. Em ra biên giới.
Đêm Nhị Xuân không
còn thấy rõ màu đất
đỏ và những bãi mía, bãi dứa cùng lán
trại cũng khoác một màu áo. Mưa xuống, hội
trường dã chiến như một cái rá lọc nước
thả xuống những giọt
dài. Chúng tôi ( Phạm Trọng Cầu,
Trần Long Ẩn và tôi ) cùng anh em thanh niên xung phong nam
nữ hát với nhau dưới một bầu trời
được trang trí lạ mắt như thế. Đêm
cứ dài ra và những tiếng hát cứ dài ra.
Nước ở con kênh dâng lên. Mặc kệ.
Cứ đứng, cứ ngồi, cứ hát. Những bàn tay xiết chặt, những cái vẫy tay
trong đêm không nhìn thấy.
Quá giờ giới
nghiêm, xe nằm lại giữa đường
không được vào thành phố. Ngủ lại chờ sáng.
Về lại thành phố, trở lại công việc
thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con
gái thanh niên xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi
được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã
nhìn, đã gặp trong đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng
nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam.
( Ca Khúc Mang Đến Sự Cảm Thông Giữa
Mỗi Người- báo Nhân Dân ngày 27/9/99 )
Kính thưa quý vị,
Trên đây là hai hình
ảnh - đúng ra là hai đoạn phim - để đối chiếu
với một lời dặn
của Trịnh Công Sơn : lời dặn về tấm
lòng và sự tử tế !
Lẽ ra phóng viên
Nguyễn Khanh hãy để cho mọi người tự
nhận xét về tấm lòng và sự tử tế
của Trịnh Công Sơn, không nên mớm
lời cho Khánh Ly !!!
Thật không ngờ đài Á Châu Tự Do lại
ái mộ Trịnh Công Sơn đến mức độ “ cực kỳ ” như thế !
Xin hoan hô hai chữ Tự Do !!!
BB& Liêm
Phỏng Vấn Khánh
Ly
Khánh Ly: Trịnh Công Sơn vẫn còn đâu đó
2008.04.01
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Ngày này
bảy năm trước, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ
trần. Ca Sĩ Khánh Ly,
một trong những người thân thiết nhất với
ông Trịnh Công Sơn đã dành cho Nguyễn Khanh của
Ðài chúng tôi cuộc phỏng vấn ngắn sau đây.
Nguyễn Khanh: “Sống giữa đời này chỉ có thân
phận và tình yêu. Thân Phận thì
hữu hạn, tình yêu thì vô cùng”, đó là lời anh
Trịnh Công Sơn nói. Khi cất tiếng
hát những ca khúc của anh Trịnh Công Sơn, chị
thấy gì về tình yêu và thân phận con
người trong những ca khúc đó?
Khánh Ly: Thưa anh tôi thấy tôi trong những ca khúc
của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tình khúc cũng
như da vàng. Tôi thấy cả quê hương của tôi,
quan trọng là tôi thấy tổ quốc của tôi, thấy
cả dân tộc của tôi. Dẫu
tổ quốc nghèo, dẫu dân tộc điêu linh, tôi vẫn yêu
quê hương và tổ quốc của tôi.
Tôi yêu nhạc của
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bởi vì qua nhạc
của ông, tôi thấy lại đầy đủ tất cả
những cái mà một người sống trong cuộc đời
này cần phải nhìn thấy, nhìn rõ hơn,
để định hướng mình đi cho đúng, và làm đúng hơn
việc mình sẽ làm.
Những kỷ niệm
giữ kín
Tôi thấy
tôi trong những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn, tình khúc cũng như da vàng. Tôi thấy cả quê hương
của tôi. Tôi yêu nhạc của nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn bởi vì qua nhạc của ông,
tôi thấy lại đầy đủ tất cả những cái
mà một người sống trong cuộc đời này cần
phải nhìn thấy.
Nguyễn Khanh: hơn 30 năm rồi, có một lần chị
bảo với tôi anh Trịnh Công Sơn nói “sóng trong đời
sống cần có một tấm lòng” và chị bảo
“anh dạy tôi như vậy”. Chị có nghĩ đó có phải là
một lời chung cho tất cả
mọi người, trong đó có chị hay không?
Khánh Ly: Dạ thưa anh nói dạy chung
tôi không dám đâu nhé. Tôi không hề dám nói nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn dạy ai cả. Tôi
chỉ nói là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bảo tôi như
thế và đó là lời nói đâu tiên, còn cái lời nói sau
cùng của ông, ông nói là “hãy sống tử tế
với nhau”.
Tôi tâm
niệm lúc nào cũng giữ kín những điều nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn dặn tôi, vì ít nhiều, dù ít
học, tôi cũng hiểu nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
đã dạy tôi làm những việc đúng.
Vóc dáng Khánh Ly trong nhạc Trịnh
Nguyễn Khanh: Lúc nãy có dịp nói chuyện với ca
sĩ Cẩm Vân, thưa với chị Cẩm Vân có nói rằng
“cứ nghe nhạc Trịnh Công Sơn là thấy phảng
phất vóc dáng của Khánh Ly”. Có khi nào chị nghĩ anh
Trịnh Công Sơn đã viết những bản nhạc,
những nốt nhạc, những lời ca đó cho chị hay
không?
Khánh Ly: (cười) Thưa anh, tôi không bao giờ chủ
quan cả. Tôi không bao giờ dám nghĩ là
tất cả những bài này anh Trịnh Công Sơn viết
riêng cho mình.
Tôi rất
yêu Cẩm Vân, yêu tiếng hát Cẩm Vân. Tôi yêu tất cả những người
trẻ đã đến với nhạc của nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn và tôi hy vọng, tôi ước ao là các bạn
trẻ của tôi giữ được sự chung thủy
với nhạc của anh Sơn, để mai kia mốt nọ tôi
đi ra khỏi cuộc đời này, vẫn còn có những
người hát, hát lên những tình khúc của nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn, để chúng ta cùng nhớ lại cái
thủa biết yêu lần đầu và có thể chiêm
nghiệm được khi tình đã vào lần cuối.
Nguyễn Khanh: Liệu có thể nói rằng từ 1975
đến giờ, đã 33 năm chị xa anh Trịnh Công Sơn, và
từ năm 2001 đến giờ đã 7 năm chị mất anh
Trịnh Công Sơn. Có đúng như thế không?
Khánh Ly: Thưa anh tôi chẳng giờ thấy mất ai
cả. Những người thân của tôi từ ông Cụ tôi
- Cụ mất trong Lý Bá Sơ ngày tôi còn bé lắm -,
rồi những người thân của tôi hy nsinh trong cuộc
chiến, và ngay cả anh Trịnh Công Sơn, tôi chưa hề bao
giờ nghĩ rằng đó là những người đã
chết, không còn liên quan gì đến cái đời
sống này. Không phải. Họ
vẫn còn quanh quẩn đâu đây thôi, và họ vẫn
ảnh hưởng đến tôi rất nhiều, và tất
cả những người đã ra đi đó đều là những
người tử tế.
Hình bóng Trịnh Công Sơn
Nguyễn Khanh: Khi chị nói rằng những người
đã mất, những người đã xa chị nhưng
vẫn quanh quẩn với chị, phải chăng chị
muốn bảo rằng chị vẫn gặp anh Trịnh
Công Sơn và chị vẫn nói chuyện với anh Trịnh Công
Sơn?
Khánh Ly: (cười) Thưa anh, tôi biết nói thế nào
khi mà nói một cách bình thường là đường đời
chia hai ngả thì làm sao mà nói. Nhưng thật tình tôi
với anh Trịnh Công Sơn hình như không bao giờ
cần phải nói ra lời, ngồi với nhau và trong ánh
mắt không thôi, chỉ nhìn là tôi biết anh Sơn
muốn cái gì và anh Sơn biết tôi định nói gì,
muốn gì.
Vả lại, tất
cả những điều anh Sơn cần phải dặn
dò, nhắn nhủ tôi cũng chỉ thu
gọn vào trong câu nói đầu tiên và câu nói cuối cùng,
tức là “sống trong đời sống cần có một
tấm lòng” và “hãy sống tử tế với
nhau”.
Chẳng bao
giờ có sự xa cách giữ chúng tôi cả. Lúc nào chúng tôi cũng ở bên nhau, thành ra
những tiếng gọi đó tôi vẫn nghe, và hình
ảnh của anh Sơn hay là chính anh Sơn, tôi vẫn thấy anh
đến ngồi cạnh tôi. Không có gì thay đổi
cả, chỉ có một điều là… Tôi không
thể nói thêm được gì nữa, vì anh Sơn sẽ
nói rằng như vậy là tôi quá tham lam.
Tôi nghĩ rằng đó là
tất cả quan niệm sống của anh Sơn. Anh Sơn
muốn tôi đi theo và may mắn là trong 40
năm nay, tôi đi theo được đúng cái điều đó. Tôi không hề
phụ ai trong đời sống này, nhưng tôi sẵn sàng đón
nhận sự phụ bạc của mọi người
đối với tôi, mà tôi không hề buồn gì cả. Tôi cũng để thả đi cho gió cuốn đi thôi.
Chẳng có gì quan trọng cả.
Nguyễn Khanh: Và đó cũng chính là Trịnh Công Sơn?
Khánh Ly: Thưa vâng. Anh Sơn đã đi
trước tôi thôi. Anh đi không vương vấn
gì cả. Anh đi là để che dấu những
vết thương, anh che dấu những vết thương của anh,
anh không chia sẻ với cả như anh viết trong “Hoa Vàng
Mấy Ðộ” là “một vết thương thôi riêng cho một
người”, tức là anh sẵn sàng nhận cái vết thương
đó, đừng làm tổn thương ai cả.
Mọi người cứ
bình an đi, cứ yêu nhau đi, cứ vui
đi, cứ hạnh phúc đi, tất cả những khổ đau
trong đời sống này anh Sơn gánh chịu hết. Tôi mong
mỏi được theo chân của anh Sơn.
Nguyễn Khanh: Lúc anh Sơn
còn sống và khi ở Việt
Khánh Ly: Thưa anh, chẳng bao giờ có sự xa cách
giữ chúng tôi cả. Lúc nào chúng tôi cũng ở bên nhau,
thành ra những tiếng gọi đó tôi vẫn nghe, và
hình ảnh của anh Sơn hay là chính anh Sơn, tôi vẫn
thấy anh đến ngồi cạnh tôi. Không có gì thay
đổi cả, chỉ có một điều là… Tôi
không thể nói thêm được gì nữa, vì anh Sơn
sẽ nói rằng như vậy là tôi quá tham lam.
Tất
cả những gì anh muốn tôi làm, anh đã nói
hết rồi. Cho
nên giữa chúng tôi chẳng có gì để thắc
mắc, để tiếc nuối. Chúng tôi
luôn luôn có nhau, có từ ngày xưa và cho đến cuối đời.
Nguyễn Khanh: Ai cũng biết chị là người gần
gũi nhất với anh Trịnh Công
Sơn. Xin chị một phút nói thật: có khi nào chị
giận anh Sơn đến mức chị bảo “anh Sơn ơi, Mai
không chơi với anh Sơn nữa”…
Khánh Ly: (cười) Dạ không anh. Tôi không bao giờ
giận dỗi ngu như thế. Dĩ nhiên là ông Trịnh Công Sơn đâu có cần chơi
với tôi, anh thấy không, chỉ có mình cần ông
ấy thôi. Không bao giờ chuyện đó xảy ra
cả, chưa bao giờ tôi cãi lại anh Sơn một
điều gì vì đối với tôi, tất cả
những điều anh Sơn nói, anh Sơn làm, đều đúng.
Nguyễn Khanh: Cám ơn chị, chị Mai, chị Khánh Ly. Cám ơn chị rất nhiều.
Khánh Ly: Dạ vâng, cám ơn anh.