Nét Người Quân Tử Tàu Và
“CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN
BẠI”
Trương Minh Ḥa
(trích đăng Nguyệt
San Con Ong Việt số 93 tháng 5, 2008)
Quyển sách hồi kư nhưng cũng chuyên chở nhiều
tài liệu lịch sử về cuộc chiến Việt
nam với tựa đề là “Can Trường Trong
Chiến Bại” của Phó đề đốc Hồ
Văn Kỳ Thoại vừa phát hành trong khung thời gian
“quốc hận” 30-4-2007; người viết chưa có
dịp đọc qua quyển sách nầy, có biết qua
việc đăng quảng cáo trên trang mạng của nhà
sách Tự Lực ở California. Tuy nhiên vào những ngày
“cuối tháng 4 đen, kinh hoàng lịch
sử” đài phát thanh sắc tộc S.B.S ở
- V́ lư do ǵ đó mà tác
giả không phê phán bất cứ nhân vật nào có quan hệ
đến cuộc thất bại 30-4-1975, bù lại là
những câu danh ngôn được coi như là dụng ư
của người viết, nhưng
không phải là ư của ḿnh.
- Công nhận và vinh
danh cả hai phía: quốc gia, Việt Cộng, là những
người chiến đấu v́ chánh nghĩa của ḿnh.
Người ta thường
nghĩ một cách máy móc về cái tác phong của quân tử
Tàu là: “không đánh người dưới ngựa”,
được nhiều người tin và coi như là “khuôn
vàng thước ngọc” trong việc hành xử với
người khác, ngay cả kẻ thù, đại thù ...
đó là cái đạo làm người, nhất là
người quân tử, hay có người c̣n cho là Kẻ
Sĩ. Tuy nhiên, đây không phải là điều hoàn toàn
đúng, có thể là một lối tuyên truyền của
người Trung Hoa thời xưa, mang vào các nước
bị đô hộ với dụng ư rằng:
- “Khi
Ngộ thất thế, các Nị đừng đánh
người dưới ngựa, tha ngộ về Tàu,
như vậy nị mới đúng là người quân
tử”.
Thật ra th́ người quân
tử Tàu chánh hiệu được t́m thấy nhan
nhản trong những chuyện tiểu thuyết kiếm
hiệp dài lê thê của Kim Dung; theo đó người quân
tử, bậc trượng phu là phải biết phục
thù, khi bị kẻ thù đánh bại, phải biết
thời thế, chạy trốn, mai danh ẩn tích, lên núi
tầm sư học, thêm bí kíp vơ lâm, sau đó báo thù, có nhiều
trường hợp phải nuôi con để phục thù,
mất mấy mươi năm. Tinh thần người
quân tử Tàu chánh hiệu được nh́n thấy qua
“Đệ Nhất xích ma” Đặng Tiểu B́nh, lúc
yếu thế, phải biết ẩn nhẫn chờ
thời, tiêu ḷn cả “độc cô cầu bại” Hoa
Kỳ, với các chưởng môn Nixon, đệ nhất
cao thủ Henry Kissinger và sau nầy có cả chưởng
môn Bill clinton ... học hỏi bí kíp, trau dồi công lực
và sau nầy trở thành “tiểu bá” ở Á Châu, dám cả
gan thử bắn phi tiễn lên trời, phá hủy vệ
tinh của ḿnh nhằm chứng minh vơ công cao cường,
công lực thâm hậu có khả năng đối
đầu với các đại cao thủ thời
đại ... và ngang nhiên làm ra nhiều mặt hàng Nháy, hàng
giả ... khiến cho các cao thủ, chưởng môn ở
Hoa Kỳ, Âu Châu bị thiệt hại hàng trăm tỷ
Mỹ Kim hàng năm. Ngày nay, người quân tử Tàu
ở Trung Nam Hải đă khôi phục công lực, có
nhiều bí kíp trong tay nhờ học hỏi những
tuyệt kỷ về khoa học kỹ thuật, khiến
Độc Cô Cầu Bại lo ngại, các cao thủ, giáo
phái vương đạo sống không yên, cảm thấy
bị đe dọa kể từ khi đại ma giáo Trung
Cộng đang xâm nhập và tái xuất giang hồ trên
cả kinh tế, chính chị, thi đua quân sự ráo
riết.
Trong quyển Can Trường
Trong Chiến Bại của phó đề đốc Hồ
Văn Kỳ Thoại mang máng cái tác phong của
người quân tử Tàu là không phê phán những
người đă ngă ngựa trong thành phần lănh
đạo cao cấp nhất miền Nam như tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu, đại tướng
Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên ... bù lại
là những câu châm ngôn của các danh nhân được ghép
vào sau mỗi sự kiện, cá nhân lănh đạo, chỉ
huy trong cuộc chiến ... nhưng ông cho là “đây không
phải ư của ông”, như vậy là ông chưa can
trường nói lên sự thật, nói thẳng, nói hết
những điều mà ḿnh suy nghĩa bằng tấm ḷng
trung thực, để cho oan hồn những người
chết được chút thanh thản, những
người c̣n sống trở về được
biết sư thật, hay hậu thế sau nầy biết
thêm về một giai đoạn lịch sử đen
tối của đất nước. Đây cũng là cái
can trường sau cùng của một người DI
TẢN c̣n sót lại sau bao năm chiến bại, c̣n can
trường dám viết lên sự thật. Trong khi đó
những người xứng đáng là “can trường
trong chiến bại” như thiếu tướng Nguyễn
Khoa Nam, Phạm Văn Phú, chuẩn tướng Lê Văn
Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, đại tá
Hồ Ngọc Cẩn ... và rất nhiều người
ở mọi cấp bậc trong quân lực V.N.C.H đă
tuẫn tiết, ngay cả thiếu tướng Lê Minh
Đảo, hàng trăm ngàn quân nhân cán chính miền Nam đă
can trường trong chiến bại, họ hiên ngang trong
các trại tù Cộng Sản, cũng can trường lắm
thay! Trong thời gian bị tù đày, tôi có nghe một
người bạn tù thân thiết ở trại
Vườn Đào là trung úy Lực Lượng
Người Nhái TRẦN VĂN X̉N (quê anh ở Bến
Lức, Long An), có nói về tác phong quân
tử của phó đề đốc Hồ Văn Kỳ
Thoại trong trận hải chiến Hoàng Sa tết 1974.
Hải Quân Việt Nam chiến
đấu anh dũng bằng chiến hạm, ngoài ra c̣n có
kế hoạch hành quân tái chiếm các ḥn đảo bị
Trung Cộng chiếm, có hai toán Hải kích làm nhiệm
vụ đó, theo lời anh X̣n kể th́: phó đề
đốc Thoại từ bộ chỉ huy đầu năo
ở trên lănh thổ Việt Nam có ư kiến cho hải kích
nên đi ban ngày. Theo lời anh X̣n cho biết về quan
niệm điều quân của vị chỉ huy cao cấp
nhất trong trận hải chiến là: lư do là ḿnh là
nước chủ nhà, phải có thái độ “quân
tử”; đi đột kích mà không đúng theo
binh pháp ngụy trang, lợi dụng bóng đêm ... là hốt
xương chớ c̣n ǵ. Kết quả
một toán người nhái đi đầu giữa thanh
thiên bạch nhật, vừa lọt vào vùng san hô là bị
quân của Trung Cộng bắn chết gần hết.
Toán của anh X̣n đi sau, thấy vậy bèn
rút lui để bảo vệ mạng sống cho ḿnh và các
thành viên. Câu chuyện nầy chỉ nghe kể, không
biết hư thực ra sao, chỉ viết lại từ
lời kể của một người bạn tù,
từng tham gia trận hải chiến lịch sử
nầy; nhưng nếu thật như vậy th́ quả là
tai hại vô cùng, v́ cái t́nh thần “quân tử nhất ngôn,
không đánh người dưới ngựa, đi cửa
chánh ...” quả là điều nên bỏ đi khi đối
diện với kẻ thù gian ác như Cộng Sản.
Cuộc chiến Việt Nam không phải là cuộc tỷ
đấu trên vơ đài, thi tài giữa các cao thủ vơ lâm
trong chuyện kiếm hiệp Kim Dung, hay những cuộc
giao đấu giữa hai đại cao thủ trên Mai Hoa
Thung mang đầy tính tiểu thuyết, văn nghệ; mà
là cuộc chiến phải đ̣i hỏi người
chỉ huy, lính ... đều vận dụng hết khả
năng, tài trí để chiến thắng sau cùng,
trước mắt là bảo vệ mạng sống
của chính ḿnh và đồng đội. Một
điều khó hiểu là: trong suốt thời gian dài 32
năm, có nhiều người viết về cuộc di
tản vùng 1, có cả bài “v́ sao tôi bỏ quân khu 1"
với tên của trung tướng Ngô Quang Trưởng;
nhưng tại sao lúc ấy phó đề đốc
Thoại không chịu xuất bản sách ngay thời
điểm để nói lên sự thật, mà phải
đợi sau khi trung tướng Trưởng qua
đời, mới phát hành? Đây cũng là cái không can
trường khác của tác giả cũng nên?
Về phần vinh danh cả hai
phía, cũng có lư nếu đứng về phương
diện “quân tử Tàu” như chuyện kiếm hiệp
của Kim Dung, nếu cả hai phía đều là những
bậc hiền nhân, trượng phu có tư cách, th́
đều là anh hùng cả, để cho hậu thế
biết. Tuy nhiên Kim Dung cũng đâu ca tụng nhân vật
Ngụy Quân Tử Nhạc Bất Quần đâu ...
nhưng cũng có cái không đúng nếu xét theo từng
trường hợp, không phải kẻ thù nào cũng
đánh kính, đáng vinh danh cả ... Trong lịch sử
lập quốc Hoa Kỳ, nội chiến Nam-Bắc
chỉ là cuộc xung đột nội bộ, huynh
đệ tương tàn, nên sau khi một bên nh́n thấy
ḿnh sai, tự ư đầu hàng, bên thắng xóa bỏ
hận thù, cùng nhau bắt tay xây dựng đất
nước; tức là bên thắng không hành hạ tù đày
bên thua để trả thù, trái lại coi như anh em
một nhà, th́ “lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan”.
Tuy nhiên cuộc chiến
Việt Nam là do Cộng Sản gây ra, đây không phải là
nội chiến như tên thiếu tá quân đội nhân dân
là “giặc nhạc” Trịnh Công Sơn viết trong bài ca phản
chiến, làm sai lạc chính nghĩa quốc gia, Đảng
Cộng Sản miền Bắc là công cụ của
ngoại bang Nga, Tàu; quân đội nhân dân chỉ làm
nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của
khối Cộng Sản Quốc Tế và bảo vệ
quyền lực của tập đoàn đảng Cộng
Sản mà thôi. Hay nói khác đi, bộ đội Cộng
Sản Việt Nam chỉ là công cụ đảng
cướp, mà những người tù miền Bắc có câu
trào phúng: “Quân đội nhân dân là Con Rận Nhân Hai, Con rận
Nhân Hai là QUÂN HẠI NHÂN DÂN”; khác xa với cuộc nội
chiến Mỹ, những kẻ chiến thắng thời
cơ Việt Cộng đă giết hại, hành hạ
người chiến bại một cách dă man trong các nhà tù.
Nếu phó đề đốc ở tù như chúng tôi th́
chắc chắc ông không thể vào vinh danh bọn nón
cối, nón tai bèo, dép râu trong quyển sách
nầy.
Một điều cần
lưu ư là: trong khi phó đề đốc kính trọng
họ, th́ họ có kinh trọng ḿnh không? Bạo
quyền Việt Cộng luôn gọi ḿnh là “bọn Ngụy
quân”. Nếu có dịp đọc cuốn “bộ
mặt thật tướng Ngụy” của Việt
Cộng phát hành năm 1976 th́ biết họ vẫn t́m cách
bôi nhọ quân lực V.N.C.H. Ngay cả khi ra hải
ngoại, trung tâm Thúy Nga vẫn c̣n dùng băng nhạc Thúy
Nga By Night 40 để bôi nhọ quân lực mà họ
từng được bảo vệ, được
định cư nhờ tàng lộng của lính quốc
gia.
Trong quá khứ, quân đội
nhân dân chính là lực lượng KHỦNG BỐ từng
pháo kích, đặt ḿn, phá hoại, chặt đầu,
mổ bụng biết bao người dân; nên họ không
thể được lịch sử kính trọng, vinh danh
như ông phó đề đốc nghĩ đâu; trong
cuộc chiến có hàng chục ngàn cán binh ra chiêu hồi,
trong đó có thượng tá Tám Hà, trung tá Huỳnh Cự ...
v́ họ biết đoàn quân dép râu, nón cối không có chánh
nghĩa; nay được ông phó đề đốc vinh
danh quân đội thù nghịch, khoác lên chiếc áo chính
nghĩa, c̣n hy vọng lịch sử tôn vinh qua màu áo mà
họ mang vào trong cuộc chiến; giới cầm
quyền Bắc Bộ Phủ c̣n ǵ vui sướng
bằng? Biết đâu các trung tâm băng nhạc như
Thúy Nga, Asia, Vân Sơn ... sau nầy cũng nên đưa h́nh
ảnh Bộ đội Nhân Dân anh hùng của cụ Hồ
vào chương tŕnh ca nhạc nếu làm theo lời của
một cấp tướng hải quân trong quân lực
Việt Nam Cộng Ḥa. Một ư nghĩa tai hại của
Cộng Sản Việt Nam là: “ông
tướng của mấy ông c̣n công nhạân chính
nghĩa của chúng tôi (Việt Cộng), th́ mấy ông
đừng chống Cộng nữa, hăy cùng nhau ḥa hợp
ḥa giải như chuyện nội chiến Hoa Kỳ...”.
Nếu vậy th́ những người lănh đạo
của cái “quân đội nhân dân” như Hồ Chí Minh, Vơ
Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng ... cũng là những
bậc “anh hùng cái thế” đáng được kính
trọng hay sao?.
Trong lịch sử thế
giới, rất hiếm thấy ăn cướp mà
được vinh danh như ở Úc có anh chàng
tướng cướp (Bush Ranger) Ned Kelly, sau khi bị treo
cổ, trở thành huyền thoại, anh hùng ... lư do là sau
nầy người ta biết mấy ông cảnh sát
thời đó làm quá đáng nên mới có cuộc nổi
dậy của Kelly. Các nước tự do không bao giờ
vinh danh những tổ chức khủng bố cực
đoan núp bóng Hồi Giáo như Al Qeada ở Trung Đông,
hay Jemah Islamah ở Nam Dương; chỉ có những
người có đầu óc cực đoan, ganh tỵ hay
những kẻ trong tổ chức của Taliban mới công
nhận và vinh danh những tên khủng bố là “Những
chiến binh Hồ Giáo” mà thôi.
Những góp ư nêu trên không mang tính
cách chỉ trích, v́ chỉ trích những người di
tản can trường viết hồi kư, cũng là một
chiến hữu của người viết, không phải
là cách hay nhất trong việc xử thế; tuy nhiên đây
là một vấn đề có quan hệ tới lập
trường chính trị, hồn thiêng sông núi, vong linh
những người hy sinh, và tập thể quân lực,
nên xin mạo muội đưa ra trong tinh thần xây
dựng, hầu tránh những ngộ nhận sau nầy.
Người viết cũng không hề dám bất kính
đối với một vị tướng cũ của
một quân lực mà chính bản thân ḿnh cũng đă
đem hết tuổi thanh xuân ra phục vụ, nên cái câu
nói của Hải Thượng Lăn Ông Lê Hữu Trác là:
“đọc sách mà biết được cái hay là tốt,
nhưng biết được cái dở lại càng
tốt hơn”. Kính xin phó đề đốc niệm t́nh
tha thứ cho nếu cảm thấy không hài ḷng hay có ǵ sai
trái”./.
Trương Minh Hoa