TƯ BẢN ĐĂ THẤM Đ̉N VỀ HẬU QUẢ" MADE IN CHINA".


TRƯƠNG MINH H̉A. (tinparis.net)



 

Made in China.
Nh́n thấy phải tránh xa.
Hàng nhái, độc, dỏm, giả.
Sản xuất từ Trung Hoa.

Made in China.
Gian thương, thứ quỷ ma.
Lỡ mua, mang ra trả.
Bằng không, liệng gara.


     " Made in China" đă trở thành mối ám ảnh trên toàn thế giới do bản chất hàng nhái, dỏm, giả, độc chất, dùng nhiều hóa chất bị cấm, mang nhiều mầm móng lan bệnh,quá tŕnh sản xuất" kinh dị" ( thức ăn, rau quả, kể cả thức ăn dành cho gia súc) và bất cứ thức ăn nào cũng phải:" đề cao cảnh giác trước sự sản xuất ghê rợn, mất vệ sinh do thế lực các công ty quốc doanh Hoa Lục". Dược phẩm cũng là mối đe dọa cho bịnh nhân, khi y dược cổ truyền bằng dược thảo được:" định hướng theo xă hội chủ nghĩa" nên các nhà" lương y như đồ tể ngày nay" đă biết đầu độc nhân loại bằng các loại dược thảo dỏm hay kinh sợ, nên một số nước như Nam Hàn đă khám phá ra thuốc viên con nhộng làm bằng xác thai nhi sấy khô. Do đó cái sản phẩm" đông trùng hạ thảo" với" made in China" cũng cần phải đặt nhiều nghi vấn, không biết thứ thiệt, giả hay là làm bằng thịt người?

" Made in China.
Thuốc trộn thịt người ta.
Nghe qua, đều tá hỏa.
Bọn thầy thuốc quỷ ma".


       Từ năm 1949 đến 1972, thế giới vẫn phát triển kinh tế, nhưng từ khi tổng thống Hoa Kỳ là Richard Nixon mở đường sang Tàu trong chuyến ngoại giao bóng bàn, tiếp theo là xả vận, b́nh thường hóa bang giao, dành qui chế tối huệ quốc…đă giúp cho nước Tàu lạc hậu về kinh tế, kỷ nghệ, dân chúng khốn khổ hơn 3 thập niên trong nền kinh tế tập trung theo lối cộng sản. Cộng sản có chủ trương" dùng gậy ông đập lưng ông" để thủ lợi trong lúc cần hay trong thời kỳ" thoái trào cách mạng", dù thù ghét tôn giáo, nhưng cộng sản dùng tôn giáo để cứu đảng trong lúc khó khăn, dùng tôn giáo để thu tiền qua từ thiện, cứu tế, nhưng vẫn t́m cách tiêu diệt theo lời dạy của tổ sư Karl Marx:" tôn giáo là thuốc phiện".

    Việt Cộng thù ghét người bỏ nước ra đi t́m tự do, nhưng vẫn vuốt ve, hô hào kêu gọi mang tiền về du lịch, thăm quê hương, kinh doanh, mua nhà, mang tài năng về giúp đảng, đổi giọng:" khúc ruột ngh́n dậm nối liền" thay cho câu chửi bới:" bọn đĩ điếm du côn", cứu cánh biện minh cho phương tiện, là sách lược cốt lơi, được áp dụng trong mọi t́nh h́nh, để cứu đảng trong lúc khó khăn kinh tế.

    Tương tự như trên, Trung Cộng luôn coi:" đế quốc Mỹ là tư bản phản động" nhưng vẫn lợi dụng thị trường quốc tế ( WTO),
tiền, kỷ thuật, khoa học để giúp đảng phát triển kinh tế, quốc pḥng và mai phục chờ ngày" tiêu diệt tư bản". Các nước Tây Phương, nhất là Hoa Kỳ, v́ lợi nhuận nhứt thời như thói thường của các chính phủ" nhiệm kỳ" và các nhà tài phiệt, đầu tư:" không có bạn thù vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi". Trung Cộng dùng" tương kế tựu kế", lợi dụng bản tánh mê lợi nhuận của các chính phủ, nhà kinh doanh" tư bản phản động" để làm giàu, nhưng vẫn không từ bỏ tà thuyết Marx Lenin qua mô thức kinh tế dị mô:" lấy kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa". Đó là hợp tác kinh tế giao lưu giữa hai thái cực" tự do và cộng sản" trong thị trường chung" đồng sàng dị mộng", tạo cho Tàu cộng càng giàu và các nước Âu Mỹ th́ lún sâu vào nợ nần, thất nghiệp khi các nhà tài phiệt ham nhân công rẻ, giảm chi phí sản sản mà lại ít nguy cơ đ́nh công như ở tại quê hương họ với tổ chức công đoàn thường đe dọa tăng lương, điều kiện sách, mở công ty tại Hoa Lục rất có lợi là không cần phải lo hưu dưỡng, y tế, chủ nhân nước ngoài chỉ cần cấu kết với đảng, nhà nước, là bảo đảm công nhân không dám hó hé…nên đảng và nhà nước Trung Cộng vừa tạo được công ăn việc làm cho dân Tàu và đồng thời làm cho dân các nước" tư bản phản động" thất nghiệp đông, suy yếu, nên phải vay nợ, đoạn Trung Cộng lấy tư cách chủ nợ để tạo áp lực chính trị, ngoại giao. Đây là ṿng lẫn quẫn mà các nhà đầu tư Tây Phương lọt dần vào quỷ đạo của Tàu mà không hay, chỉ lo chúi đầu vào lợi nhuận, nên khi tỉnh giấc th́ mới biết đă sai lầm.

    Sau thời gian dài từ năm 1972 đến nay, sự có mặt của các mặt hàng" made in China" đă trở thành vấn nạn toàn cầu, nay đang có khuynh hướng quật ngược lại giới tài phiệt, ham lợi, nhập cảng hàng hóa Tàu, hậu quả khôn lường, làm thiệt hại các đại công ty, cả nông nghiệp.

    Hàng hóa Tàu nhập cảng tràn ngập các siêu thị ở Âu, Mỹ, Úc..từ đồ gia dụng như điện, máy móc, thường là mau hư, nên dù rẻ cũng làm bực ḿnh người tiêu dùng, khi mua về lại phải thay hay mua thứ khác chỉ trong thời gian ngắn. Chính phẩm chất Made In China" mau hư, tồi" đă làm cho các nhà bảo vệ môi sinh quan ngại khi đống rác kỷ nghệ càng gia tăng do các hàng gia dụng bị ném bỏ nhiều sao với các hàng hóa Tây Phương nên các nhà bảo vệ môi sinh cần phải lưu ư đến các hàng gia dụng" made in China".

    Rau quả dù rẻ nhưng cũng làm cho giới tiêu thụ sợ khi quá tŕnh trồng trọt kinh dị:" dùng phân người, xác chết, phế thải từ bịnh viện" để làm phân bón, chưa kể đến hóa chất cấm, gây bịnh ung thư…nên người tiêu thụ tại các nước Tây Phương mất ḷng tin khi mua rau, quả, đồ hộp, đong lạnh…điều nầy làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, khi khách hàng không c̣n mạnh dạn mua rau quả về ăn nữa. Trong thời gian qua, các siêu thị ở Hoa Kỳ, Úc, Âu Châu…nhập cảng rau quả tươi, đóng góp từ China với giá rẻ hơn nông phẩm nội địa, nên giới nông gia bị thiệt hại nhiều, gia tăng thất nghiệp. Tuy nhiên sau thời gian nhập cảng, các nước đă hốt hoảng khi phát giác ra một số nông phẩm" made in China" có mầm móng bịnh, sâu…như ở Cali, t́nh trạng trái táo ( apple) có loại sâu lạ, làm thiệt hạ mùa màng và người tiêu thụ không thoải mái khi ăn táo. Ở Úc, rau quả" made in China" nhập cảng vào và sau đó phát giác ra có nhiều độc chất, nên dân chúng cảm thấy e ngại khi mau rau quả, cũng làm cho các chủ siêu thị thiệt hại khi khách lo sợ mà không mua, nên đ̣i hỏi phải có rau quả sản xuất tại Úc, nhứt là trồng từ phân hữu cơ, dù giá cao hơn nhưng an toàn. Trung Cộng rất là" gian manh" họ lợi dụng sân sau là nước Tân Tây Lan, nhập cảng vào và từ Tân Tây Lan, ḷn vào Úc, nhưng đă bị truyền thông khám phá. Tại Tân Tây Lan, các nông gia trồng khoai tây đă thấm đ̣n khi có chứng bịnh đen ruột khoai tây, là do loại bịnh từ khoai tây nhập cảng từ Trung Cộng. Phổ biến độc hại là tôm cá, quá tŕnh sản xuất" ghê rợn" như loại cá vồ, biến thành loại các không xương, nhập cảng với tên Basa, ngoài những hóa chất cấm, cá tôm c̣n dùng cả những chất dùng ướp xác người để bảo đảm không hư, nhưng con người ăn vào là bị ung thư.

      Việt Nam là nạn nhân thảm hại của" made in China", v́ tập đoàn thái thú Việt Cộng cho hàng Tàu nhập cảng ào ạt chính thức và lậu…nông dân thấm thía nạn ốc bưu vàng, nhà vườn cay cú loại sâu" Hồ Cẩm Đào" rất độc, ăn lơi cây, làm chết nhiều loại cây ăn trái. Nạn bánh trộn với bột đỉa là mối kinh hoàng mới đây.

     Mặt mạnh của Made in China là hàng may mặc, giày dép…nên các siêu thị Tây Phương tràn ngập những thứ nầy. Các nhà đầu tư, tài phiệt đă góp công giúp cho Tàu giải quyết nạn thất nghiệp, nhưng trái lại tại quê hương họ, nhiều hăng may, giày dép đóng cửa. Các công ty chuyên bán quần áp, giày dép, thời trang cũng" phi lạc sang Tàu" để mang quần áo, giày dép, bóp…" made in China", đoạn bán với giá cao, nh́n chung th́ lợi rất nhiều, nhưng tai hại vô cùng. Khách hàng địa phương không cần phải đến các hiệu sang trọng, nổi tiếng, cũng t́m ra những thứ hàng ấy, với giá rẻ. Du khách các nước đến, khi vào các hiệu quần áo, thời trang, cố t́m ra các sản phẩm làm tại nước thăm viếng để làm kỷ niệm, lại gặp toàn là thứ:" made in China", họ không mua, v́ tại xứ họ, cũng có bán. Đó là lư do mà tại Úc, các công ty lớn như Myer, David Jones…bị lổ và có 1 số cửa hàng đóng cửa.

     Thế giới ngày nay đă chán ngán, khinh thường hầu hết các sản phẩm" made in China", từ hàng gia dụng, quần áo, giày dép, thức ăn, rau quả đến đồ chơi trẻ em, thực phẩm thú vật. Các nhà đầu tư nước ngoài đă thấm đ̣n" made in China" sau thời kỳ ham rẻ, giảm chi phí sản xuất…đủ thứ lợi nhưng tai hại khôn lường về ḷng tin khách hàng, là yếu tố tác động vào thị trường. Trước t́nh h́nh suy thoái kinh tế toàn cầu, nạn thất nghiệp gia tăng, chính phủ các nước đang t́m những biện pháp cứu nguy. Do đó, mức tăng trưởng của Trung Cộng giảm dần, là báo hiệu cho ngày tàn của nhăn hiệu" made in China" trên thị trường thế giới./.
    

TRƯƠNG MINH H̉A.
29.10.2012