Chuyện
Dài Tham Nhũng XHCN: Từ PCI đến RBA
Lê Minh
Vụ tham nhũng PCI vừa mới “kết thúc” với
việc xử nhẹ giám đốc quản lư dự án
Huỳnh Ngọc Sỹ 3 năm tù th́ báo chí Úc lại khui
thêm vụ án RBA đă “lại quả” hơn 12 triệu Úc
kim cho việc cung cấp in tiền nhựa Polymer cho Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Thật ra chuyện khuất tất trong vụ chuyển
đổi từ tiền giấy sang tiền nhựa có
liên quan đến Thống đốc Ngân hàng Lê Đức
Thúy đă được dư luận và báo chí trong
nước đặt vấn đề từ giữa
tháng 10 năm 2006. Khi đó, Lê Đức Thúy đang giữ
chức Thống đốc Ngân Hàng, lại có con trai làm giám
đốc công ty BankTech, một công ty con của Công ty Phát
Triển Công Nghệ (CFTD), một tập đoàn môi giới
dịch vụ liên quan đến việc cung cấp nguyên
vật liệu và in tiền nhựa Polymer cho Ngân Hàng Nhà
Nước Việt Nam. Thanh Tra Nhà nước
lúc đó đă kết luận rằng, tuy vụ việc
làm ăn của con trai Thống đốc có một ít
“khuất tất” và “không rơ ràng” nhưng không có bằng
chứng cho thấy có chuyện ... tham nhũng ở
đây. Thế rồi, vụ việc ch́m xuồng và
việc in tiền nhựa Polymer được tiếp
tục suông sẻ như ... không có ǵ xảy ra!
CFTD là công ty
đă đứng ra môi giới, trung gian trong các điều
đ́nh giữa công ty Úc Securency, một công ty chuyên cung
cấp nguyên vật liệu in tiền, và Ngân Hàng Nhà
nước Việt Nam để rồi vào năm 2002,
Securency được chọn là nhà cung cấp vật
liệu in tiền Polymer. Securency là một công ty do RBA (Reserve
Bank of
Hồi tháng 5 năm nay, báo Úc Sydney Morning Herald lần đầu tiên
đưa vấn đề trung gian môi giới của CFTD
trong vụ này và cho biết Securency đă trả cho CFTD
tối thiểu là 10 triệu Đô để làm các công
việc dịch thuật. Khi đó, danh tánh
của TGĐ CFTD Lương Ngọc Anh chưa
được nêu ra.
Có lẽ đánh hơi được vụ việc
rồi đây sẽ diễn ra không thuận lợi, nên nhà
nước CSVN đă “chuẩn bị tư tưởng”
trước, bằng cách chỉ thị cho một vài
bồi bút viết bài đánh bóng tên tuổi của
Lương Ngọc Anh và công ty CFTD. Hôm 2 tháng 10, báo
điện tử ĐCSVN đă mở màn với bài “Đi t́m sự b́nh yên trong thương
trường”, giới thiệu gốc gác của anh
học tṛ nghèo Lương Ngọc Anh, rồi trở thành
một kỹ sư Hóa và nay là Tổng giám đốc
một công ty to lớn. Tiếp theo là báo An Ninh Thủ
Đô, nhân ngày “Doanh nhân Việt Nam 13-10”, đă cho
đăng bài “Sự tự tin, sáng tạo của doanh nhân
Việt”, hết lời ca ngợi Lương
Ngọc Anh với một số thành công nổi bật
gần đây như là một doanh nhân thành công vượt
bậc với 2 sản phẩm như Docuclap (máy giám định
tài liệu) và Mobile Speedcam (súng bắn tốc độ).
Điều đặc biệt là Lương Ngọc Anh
đă “tài t́nh” đến mức độc quyền cung
cấp máy Docuclab cho tất cả 63 tỉnh/thành trên cả
nước, trong khi Súng bắn tốc độ (Mobile
Speedcam) th́ được lực lượng cảnh sát
giao thông trên cả nước “yêu thích”.
Cả hai bài báo này đă “quên” nhắc đến vụ làm
ăn lớn nhất và cũng tai tiếng nhất của
CFTD đó là vụ “áp-phe” môi giới cho Securency cung cấp
vật liệu và kỹ thuật in tiền Polymer cho Ngân
Hàng nhà nước VN.
Điều trớ trêu là ngay sau khi 2 bài báo bồi bút
xuất hiện chưa được bao lâu th́ thứ Sáu
tuần rồi, báo The Age của Úc đă đưa ra thêm
nhiều chi tiết liên quan đến hợp đồng
cung cấp vật liệu in tiền béo bở của
Securency.
Tờ The Age cho biết, Lương Ngọc Anh đă
từng đến Úc du học từ những năm
đầu của thập niên 90s, học ngành Khoa học
(Science) tại Đại học Monash (tiểu bang Victoria)
và sau đó được nhận vào làm việc tại
một công ty chuyên cung cấp các dụng cụ chuyên
dụng trong ngành bảo an. Tại đây, Lương
Ngọc Anh được các đồng nghiệp mô
tả là một người “chăm chỉ, siêng năng,
thông minh,...” và là một người tốt bụng trên
mức “b́nh thường”.
Những chi tiết liên quan đến
Lương Ngọc Anh trong thời gian đi học và làm
việc tại Úc đă không được hai bài báo
bồi bút nhắc đến.
Có điều kỳ lạ là sau khi bài báo của tờ The
Age đăng tải tuần vừa rồi, th́ trang báo
điện tử ĐCSVN đă lặng lẽ rút bài báo
“Đi t́m sự b́nh yên trong thương trường” xuống,
mà không có một lời thanh minh với đọc giả. Không biết khi nào th́ đến lượt
tờ An Ninh Thủ Đô “chém vè” bài báo của ḿnh đây.
Hai nhà báo điều tra Richard Baker và Nick McKenzie của tờ The Age đă
dễ dàng nhận ra được mối quan hệ
chặt chẽ của Lương Ngọc Anh với các
quan chức chính phủ qua các mối làm ăn, cũng
như các hợp đồng cung cấp gần như
tuyệt đối của công ty CFTD cho các ban ngành bên Công
an. Hiển nhiên là Lương Ngọc Anh hẳn phải có
được sự quan hệ mật thiết, hoặc
nói cách khác là đă thiết lập đường dây làm
ăn đồng bộ với các quan chức chính phủ
và ngành công an.
Hai anh nhà báo Úc này c̣n đặt nhiều câu hỏi
“độc địa” như:
“Vụ việc to lớn như vậy th́ chắc
chắn phải có một số quan chức Úc tại
Bộ Ngoại Giao & Thương Mại, Ngân Hàng Dự
Trữ Trung Ương Úc (RBA), Ngân Khố,... biết, và
biết tới mức nào đây?”. Hoặc là,
“Tại sao Công ty Securency lại trả cho Lương và
CFTD một khoản huê hồng to lớn đến như
vậy, trong khi họ thừa biết mối quan hệ
khắng khít của Lương với các quan chức nhà
nước VN”
Hỏi tức là đă có câu trả lời, bởi v́ hai anh
nhà báo này đă trích dẫn lời của một số quan
chức ngành ngoại giao Úc nói rằng “Bạn cần
biết rằng đó là cách làm ăn ở đó. Hầu
hết các công ty lớn ở Việt Nam đều có
mối quan hệ, ràng buộc với các quan chức nhà
nước”, hoặc là “Ở Úc th́ bạn có thể nói
rằng cách làm ăn của công ty CFTD là hối lộ quan
chức, nhưng đó lại là cách làm ăn ở Việt
Nam”.
Ở Việt Nam mà nói rằng có thể kiếm
được hơn 12 triệu đô qua giao dịch
“áp-phe” th́ quả là một số tiền lớn, nhưng
chẳng ai quan tâm đến chiêu thức “áp-phe” như
thế nào. Nhưng ở Úc, nếu nói rằng phải
trả cho một công ty hoặc cá nhân hơn 12 triệu
đô cho dịch vụ “dịch thuật, sắp xếp
chỗ ở khách sạn, họp hành, đưa đón,...”
th́ quả là bất thường chẳng có ai tin
được, và dư luận cũng rất muốn
biết những chi tiết đằng sau cái dịch
vụ đó là ǵ.
Vụ hối lộ của công ty
Securency, mà dư luận Úc hiện nay gọi tắt là
vụ RBA, đang được cảnh sát liên bang Úc
tiến hành điều tra, và nhân vật trung tâm
điểm mà cảnh sát điều tra Úc đang nhắm
đến là Lương Ngọc Anh, Tổng giám
đốc của CFTD, v́ có tin cho rằng trên tổng
số hơn 12 triệu đô trả cho công ty CFTD qua các tài
khoản ở ngoại quốc, th́ có hơn 5 triệu
đô được trả thẳng vào các tài khoản mang
tên của Lương Ngọc Anh tại Thụy Sĩ.
Số tiền hơn 12 triệu đô chỉ
là số tiền được cho là đă chuyển
trả vào các tài khoản của CFTD. Trong khi đó c̣n
có rất nhiều khoản chi chưa được xem xét
đến, đă được dùng để “lại
quả” dưới nhiều h́nh thức khác nhau chẳng
hạn như các xuất học bổng, huấn nghệ,
các chuyến đi “t́m hiểu” mua vui ở Úc cho các quan
chức CSVN,... Nếu gom luôn các khoản chi này th́ chắc
chắn số tiền đă “lại quả” cho các quan
chức CSVN thông qua ông Tổng Mafia Lương Ngọc Anh,
hẳn rất là lớn.
Nếu đem so sánh
tầm cỡ tham nhũng của vụ PCI với vụ
RBA này th́ quả là bé nhỏ, không thấm vào đâu. Trong vụ PCI, các quan chức CSVN đă
mượn tay các quan chức công ty
tư vấn PCI để xà xẻo tiền viện
trợ bằng h́nh thức “lại quả”. H́nh thức xà
xẻo này có thể được xem là “gián tiếp”,
bởi v́ suy cho cùng th́ người dân VN rồi đây
cũng sẽ phải trả lại khoản vay này. Trong
khi đối với vụ RBA th́ số tiền
được chi ra trực tiếp từ trong ngân khố
quốc gia, tức là tiền đóng thuế trực
tiếp của người dân VN, đă bị các quan
chức nhà nước mượn tay công ty Securency của
RBA “rút” dùm thông qua h́nh thức dịch vụ “dịch
thuật” có biên nhận hẳn ḥi, chẳng để
lại dấu vết ǵ cả. Như vậy
các quan chức CSVN dính dáng trong vụ này quả là cao cơ
hơn hẳn vụ PCI.
Hèn ǵ hôm qua cả hai ông Tổng Thanh Tra và Phó Tổng Thanh
Tra Nhà nước đều phát biểu giống nhau:
“tất cả những thông tin phía Úc đưa mang tính
chất tham khảo, khi tiếp nhận th́ chúng ta phải
xem xét rất đúng nguyên tắc. Thậm chí, có thể theo nước ngoài, người ta nói căn
cứ đó là đủ, đó là phạm tội nhưng
theo quy định pháp luật của Việt
Nếu vậy th́ rơ ràng là khi
đội ngũ quan chức
được trẻ trung hóa bằng một số
đảng viên có học ở nước ngoài th́ tầm
cỡ các vụ tham nhũng cũng sẽ quy mô hơn,
chặt chẽ hơn và kín đáo hơn. Vậy suy cho cùng,
cách hành xử của một cán bộ VC có học hơn
hẳn một cán bộ ít học là ở điểm này
đây!
Vụ
PCI vừa mới chấm dứt, th́ lại đến RBA,
và rồi đây sẽ c̣n tiếp diễn nhiều vụ
khác nữa nhất là khi mà các COCC (Con Ông Cháu Cha) học
tập ở nước ngoài quay trở về “phục
vụ” quê hương.
Lê Minh
Úc Châu,
ngày 3/11/2009