CÁCH MẠNG MÙA THU?
Lê
Phàm Nhân.
Trước
năm 1975, thỉnh thoảng chúng ta có lai rai nghe đến
hai chữ Đại Hội. Ngoài Bắc th́ Đại
Hội Đảng của Lê Duẩn, Phạm Văn
Đồng, trong Nam th́ Đại Hội Hiến
chương Vũng Tàu của Nguyễn Khánh, Đại Hội
Quân Lực của Nguyễn Cao Kỳ v. v .
. .Ra tị nạn cộng sản ở xứ
người, tai mắt chúng ta bắt
đầu nghe thấy hai chữ Đại Hội
thường xuyên hơn. Đại Hội của quân binh
chủng, của trường, của khóa.
. .Rồi Đại Hội của vùng, của khu, của
nhóm. . .
“Hiu hiu
gió thổi đầu non,
Dân
nhậu cổ-nhác là con ông trời”.
Hằng năm, các ông bà con trời
này cũng ḥ nhau mua vé máy bay, luân phiên bay đi các thị
trấn lớn tại Mỹ để dự Đại
Hội xỉn. Ly kỳ hơn nữa là, để cho
đại hội xỉn được xôm tụ hơn,
các ông bà con trời này có lần đă làm lễ rước
“tổ. . .lưu linh”, trịnh trọng
để một b́nh cổ-nhác bự một “ga-lông” lên
chiếc kiệu gỗ, do bốn hội viên nam nữ
khiêng, trang nghiêm tiến đến trước bàn thờ
tổ, thắp hương khấn vái x́ xụp. .
.dưới sự chủ tọa anh minh của một ông
sao đàng hoàng. Ông tổ lưu linh. .
.bèn hiển thánh tức th́: mùa xuân năm sau, ông sao lưu
linh đó đă được một đảng chính
trị lâu đời bầu ông ta lên làm thủ lănh,
để đấu tranh cho phúc lợi dân tộc, tiền
đồ tổ quốc. . .
Từ nửa
năm nay, đi đâu, ở đâu, cũng nghe thấy hai
chữ
Đại Hội.
One size fits all.
Không có trung hội, tiểu hội ǵ nữa
cả. Đại Hội Toàn Quân! Đúng
vậy. Toàn quân. Lần đầu
tiên, kể từ ngày. . .không c̣n quân
đội nữa! Đại Hội sẽ
khai diễn ba ngày trong cuối tháng 9 dương lịch
năm nay ở Nam Cali, kể từ ngày 26. Từ
nhiều tháng trước, cựïu chuẩn tướng Lê
Minh Đảo đă bay đi Âu châu, Canada, và nhiều
thị trấn có đông đảo người Việt
cư ngụ trên đất Hoa Kỳ, để tiếp
xúc, vận động giới cựu quân nhân tị
nạn cộng sản tham gia Đại Hội Toàn Quân
(ĐHTQ).
Thư mời,
phiếu ghi danh để tham-dự-viên cung cấp dữ
kiện lư lịch, bảng điều lệ tham dự,
phiếu đóng góp tài chính, được phổ biến
sâu rộng bằng đường bưu điện cũng
như trên mạng lưới Internet. Từ đầu
tháng 7, trên các phương tiện truyền thông của
người Việt ở hải ngoại, như báo chí,
truyền thanh, và mạng lưới, đă thấy bắt
đầu xuất hiện những ư-kiến, nhận xét,
phê b́nh. . .
Xin tóm lược lại tin tức
ghi nhận được qua một ṿng chân trời như
sau:
Trên mạng lưới: Trước hết là tổng quát
trên mạng lưới Internet. Ư-kiến, trao
đổi, nhận xét, phê b́nh về ĐHTQ nhiều vô
kể. Chỉ xin ghi lại nơi
đây một vài nhận xét tiêu biểu.
Có người nêu lên thắc
mắc: có quân đâu, mà Đại Hội Toàn quân? Những vị này cho rằng, chúng ta chạy
trời không khỏi nắng với chữ “Cựu”. Cựu quân nhân. Cựu Chiến Sĩ.
Cựu Chiến Binh. Veterans! Chẳng chịu kém, có ngài
lại hung hăn rướn gân cổ lên:
“Nhưng mà tôi chưa giải ngũ”!
Người khác hỏi lại:
“Thế bây giờ ông bạn ở
đơn vị nào? đóng ở
đâu”?
Tịt !
Thứ đến là Danh Xưng. Tên
gọi được chọn lựa là Tập Thể Chiến Sĩ VNCH,
đă được nhận xét là. . .không
ổn. Có ư kiến cho là Tập Thể
Chiến Sĩ VNCH chưa bao giờ hiện hữu cả.
Tên dịch ra tiếng Pháp dài thọng “Rassemblement
des Veterans de la République du Vietnam D’Outremer”, bên Hoa Kỳ
chưa thấy ai có ư kiến ǵ, không rơ bên Âu châu ra sao.
Tên dịch ra tiếng anh “Assembly of Vietnamese Veterans Oversea” th́
có nhiều ư kiến cho là không. . .
chỉnh. Lại có
người thắc mắc, sao trong tên tiếng Pháp,
tiếng Mỹ, cựu tướng Đảo và ban tham
mưu của ông đều có đề rơ ràng chữ
“Veterans”, mà trong danh xưng tiếng Việt “Tập Thể
Chiến Sĩ VNCH”, lại nhất định cố t́nh
né tránh chữ Cựu? Phải có lư do ǵ đây.
Về Sơ
đồ Tổ chức, cũng có một ư-kiến nên ghi
lại nơi đây. Ư kiến này thắc mắc
rằng, QLVNCH chỉ được tượng trưng
bằng một “box” nhỏ, ngang hàng với các “box” Cảnh
sát Quốc Gia, “box” Lực Lượng Bán Quân Sự, “box”
Thế Hệ Hậu Duệ v. v. .
.Vậy th́ Sơ đồ Tổ chức này đă có
tầm vóc vượt lên cao hơn danh xưng Tập
Thể Chiến Sĩ nhiều rồi, như tầm vóc
của một chánh phủ chẳng hạn, không hề phù
hợp với danh xưng cấp Chiến Sĩ chút nào. . . Tại sao? Cứ nh́n vào sự gượng
ép trong cách chọn danh xưng, và nh́n kỹ vào Sơ đồ Tổ chức, người
ta thấy ngay cái dụng ư đặt cái cày trước con
trâu, cái cố t́nh quyết định đặt
để, trước khi Đại Hội khai diễn. V́ Đại Hội không thể đào đâu ra
thời giờ để thảo luận quá nhiều
điểm mấu chốt, trong một số thời
lượng quá ít ỏi.
Từ vùng Trung tây Hoa Kỳ: Tại
thị trấn lớn
“Tại
hải ngoại, cho đến nay không có hội đoàn nào
mang tên Tập Thể Chiến Sĩ VNCH cả. Tập
thể này rơ ràng là một tổ chức ma, do đó
Đại Hội Toàn quân mà họ vận động,
cũng là. . . Đại Hội ma luôn !”. Bài báo viết
tiếp:
“Lê Minh Đảo ăn lương
của ai đó, th́ phải thi hành lệnh trên, câu chuyện
đă rơ như ban ngày. . . Quư Vị
Tướng Lănh đàn anh ơi, xin Quư Vị hăy lên
tiếng dùm cho những đàn em thấp cổ bé miệng
đang buồn tủi khóc ra nước mắt trong đó
có . . .máu”. Bài viết kư tên
“Cựu Đại tá Người Cali”.
Mục “Nói hay Đừng” này c̣n nêu
lên nhiều ư-kiến của những độc giả
khác, cho rằng đây là việc làm có tính cách vải
thưa che mắt thánh, rơ ràng có Mặt trận Hoàng Cơ
Minh (MT/HCM) và “Chủ nhiệm Cục Nước Ngoài
Nguyễn Đ́nh Bin” của cộng sản Hà nội
lấp ló phía sau!
Cùng trên số báo Con Ong Texas đó,
trang 39 có cả bài cậy đăng của ông
Trương Như Phùng, Chủ Tịch Tổng Hội
Cựu Chiến Sĩ QLVNCH.
Ông Phùng lên tiếng than phiền là báo Con Ong
Tin tức phổ
biến trên mạng lưới, được biết
trong lần ra quân kỳ này, có hai cựu Đại tá
Trương Như Phùng ở
Từ vùng nam Cali: T́nh h́nh tại
“thủ đô tị nạn” có nhiều tế nhị, v́
trên đường hạ san hành hiệp, “chiến
hữu” Lê Minh Đảo đă dừng gót ngọc lại
nơi này, và “Tập thể Chiến Sĩ VNCH Hải
Ngoại” cũng thai nghén từ đây. Từ
ngày “Ủy ban Vận động ĐHTQ” phát động
chiến dịch, một từ ngữ không mới mẻ
chi, nhưng lại được xử dụng rầm
rộ như một thời trang! Đó là hai
chữ “chiến hữu”.
Già trẻ bé lớn, kaki hay cảnh sát, bán quân sự,
thế hệ hậu duệ. . .
đều là. . . chiến hữu ráo. Sau lưng chiến
hữu Đảo, đă có chiến hữu Trương
Như Phùng siết chặt hàng ngũ
Tổng Hội Cựu Chiến Sĩ ở
Tréo cẳng ngổng ở chỗ,
ĐHTQ chưa khai diễn, mà danh xưng dự thảo
“Tập Thể Chiến Sĩ VNCH” đó lại đă
được chiến hữu Đoàn Hữu Định,
chủ tịch Ủy Ban Vận động ĐHTQ xử
dụng trước rồi, trong các thư mời và tài
liệu, văn bản phổ biến, nên mới gây ra
những nhận định, phản ứng như đă
ghi nhận trên đây. Lắc léo một ly,
đi ngàn dặm. Ở thủ đô tị nạn,
nói trắng ra là ở Bolsa, bên chống chiến hữu
Đảo và ĐHTQ, có tờ báo Lập Trường
của Hồ anh Tuấn, và chương tŕnh phát thanh
của “chú phỉnh” Nguyễn Hữu Chánh. Chống gay
gắt, chống tắt bếp! Nhưng không.
. . phê, v́ đồng bào ở đây nói chung, và anh em gốc
kaki nói riêng, rất biết đá biết vàng, không coi hai
tiếng nói chống đối vừa kể ra chi cả. Phía yểm trợ, th́ có tờ báo Trách Nhiệm
của anh chàng Trần Thế Cung, trung tâm băng nhạc
Trung tâm băng nhạc
Năm trước, khi thực
hiện băng nhạc chủ đề “Nguyễn Khoa
Nam”, trung tâm Asia không hiểu bằng cách nào, đă . . .huy
động được vài nhân vật chủ chốt .
. .năm nay của ĐHTQ, từ chiến hữu Chủ
Tịch Đảo, cho đến chiến hữu
thủ-quỹ Triệu cháy, chiến hữu Nguyễn Thu
Lương v. v. . .Khán thính giả chắc chưa ai quên h́nh
ảnh dễ thương của các chiến hữu này,
khi xúng xính trong bộ quân phục, cố gắng hết
ḿnh phát biểu ấp-a ấp-úng, để phục vụ
cho trung tâm Asia thực hiện băng nhạc thương
mại của họ.
“Gây quỹ dưới mọi h́nh
thức”!
Một sáng chúa nhật ngồi
tại quán Coffee Factory ở đường Brookhurst
với anh em kaki, một anh bạn lính già, mệt mỏi v́
tù đày, uể oải v́ năm tháng, ngồi ph́ phèo
chiếc ống vố, vừa nhâm nhi cà
phê, vừa đọc bản Dự Thảo Điều
Lệ của ĐHTQ do anh em mang đến. Nghe tin
“Không ăn th́ khó
nói, chứ đă ngậm rồi, th́ dễ bảo lắm”.
Mượn mặt báo hôm nay, xin kính
chuyển nhận xét của ông anh lính già này đến quư
đầu óc anh minh, đỉnh cao trí tuệ trong Tập
Thể Chiến Sĩ
VNCH hôm nay, cũng như trong những mưu
đồ đại sự của quư vị mai sau, nếu
có . . . Từ đông sang tây, tự cỗ chí kim, cao thủ
cự phách anh hùng đă táng mạng nhiều lắm,
tại hai cửa ải lợi danh này . . .
Cũng trong chầu cà phê sáng hôm
đó, một anh bạn gốc mỏ neo cười x̣a:
“Ông Đảo
bị mang tiếng là người của Mặt trận
Hoàng Cơ Minh. Thật hư ra sao, ḿnh không rơ.
Nhưng có một thằng mặt gà mái, giọng oai oái gà
con, đi đâu cũng bô bô là . . .Cục trưởng
Cục T́nh báo Hải ngoại của Mặt Trận.
Rồi bây giờ lại cũng chính con gà mái này vỗ
ngực là trưởng ban an-ninh trong ĐHTQ nữa! Không có
lửa, sao lại có khói ? Theo tôi,
tướng Đảo cứ
“fire” cái thằng mặt gà mái này là xong, khỏi
mất công ông Phùng thanh minh thanh nga chi cho mệt”.
Liên Hội Cựu Chiến Sĩ
Bolsa, một thời sinh hoạt dưới mái hiên che
của chiến hữu Đoàn Trọng Cảo, hiệu
giang hồ là Cảo Vẩu, tuy lúc họp hè nhân số ít
khi lên trên quân số một tiểu đội, nhưng
lại gồm có rất đông đảo hội đoàn. Như hội Nữ Quân Nhân của một bà
chị nọ chẳng hạn. One-person
organization. Khỏi lắm thầy thối ma, khỏi
bất đồng ư kiến, dễ lèo lái, mà lúc nào hội
nhà cũng trên thuận dưới ḥa, trong êm ngoài ấm. Tối
tân. Hiện đại. Các hội
đoàn khác sao c̣n đợi ǵ mà chưa hồ hỡi noi
gương, lực lượng vừa hùng hậu v́
nhiều đoàn lắm hội, vừa ít tốn kém nhân
sự, lại vừa trên thuận dưới ḥa, trong
ấm ngoài êm, zui zẻ làng nước. . .
Thành phần đông đảo
nhất của hàng ngũ Cựu
Chiến Sĩ hay Cựu Quân Nhân ở nam
Từ vùng bắc
NT Lê Minh Đảo đến San
José ngày 13 tháng 8 năm 2003, giải đáp thắc mắc
về ĐHTQ trước sự hiện diện của NT
Bùi Đ́nh Đạm, NT Nguyễn Khắc B́nh, và khoảng
40 người khác (trong số đó có 15 vị là
đại diện các hội đoàn thuộc LH/CQN Bắc
Cali. NT Đảo đă phát biểu trước cử
tọa: “Tổ chức ĐHTQ kỳ này, tôi kỳ vọng
vào Bắc và Nam Cali như cánh tay mặt và cánh tay trái. Nhưng đến giờ này, tôi chỉ thấy
Khu Hội Tù Nhân Chánh Trị và Cảnh Sát Quốc Gia là
sốt sắng. C̣n LH/CQN Bắc Cali không
thấy rục rịch chi cả”.
Cả hội
trường im lặng. Các thành viên LH/CQN
Bắc Cali im lặng nh́n nhau, và từ đó không phát
biểu ǵ cả. NT Đảo có biết đâu
rằng LH/CQN Bắc Cali là thành viên của Ủy ban
Phối hợp Tập thể Cựu Chiến sĩ, đă
ghi danh tham gia, chuẩn bị tham dự ĐHTQ, đă
bầu NT Đảo làm Chủ Tịch . . .và buổi
họp cũng như địa điểm hôm đó là do
chính chúng tôi tổ chức. Cá nhân tôi là người đă
liên lạc trực tiếp với Ủy Ban Phối
Hợp, và với chính NT Đảo nữa! Khi tôi phát
biểu những đề nghị về sự
điều hành, liên lạc của ban Tổ chức ở
Nam Cali trong vấn đề phổ biến tin tức v.v .
. . chưa dứt lời, th́ NT Đảo đă chận tôi
lại, và nói:
“Đức à, em là
thuộc cấp trong Sư Đoàn 18, chả lẽ anh
lại đôi co với em trong lúc này. Cứ nghe anh, thi
hành những chỉ thị từ Trung ương
đưa xuống . .”.
Biết nói làm sao được
! ?
Từ trận hành quân Xuân Lộc mùa
Xuân năm 1975 của SĐ18BB, cho đến cuộc hành
quân Bolsa của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH hải
ngoại mùa Thu năm 2003 này, thấm thoát đă hơn 28 mùa
lá rụng, tính đến tháng 9 này là chẳn cḥi 342 lần
trăng rụng xuống cầu. Có c̣n nên lấy lề
lối làm việc ngày c̣n ở Long Khánh trong thế kỷ
trước ra, mà làm khuôn vàng thước ngọc cho
nghệ thuật lănh đạo chỉ huy của ngày hôm nay
nữa không ? ? ?Chiến hữu
Đức ngày nay, có c̣n là thuộc cấp (!) Đức
ngày xưa nữa không ? ? ?Xin đừng
quên là, giới cựu quân nhân nói riêng, và đồng bào
hải ngoại nói chung, kể cả Vẹm bên kia nữa,
đang nh́n vào hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ của quư
vị, để đánh giá thực chất của
những người đang hô hào làm đại sự.
Từ vùng tây bắc Hoa Kỳ: Báo
“Góp Gió” ở
“Phải
bắt tay với Cộng sản, để diệt
cộng sản”.
Ước chi câu
nói này trở thành sự thật, th́ phúc đức quá. Chỉ tiếc là, MT/HCM đă
cuội ngh́n chuyện rồi, nên câu nói này chỉ làm cho
đồng bào vùng tây bắc thêm. . .
ứa gan. Diệt cộng sản đâu chưa thấy,
chỉ thấy xác nhận là đă bắt tay
với cộng sản! Và báo Góp Gió cứ
thế mà nựng nịu mặt trận kỹ càng, dài dài.
Từ vùng đông bắc Hoa Kỳ:
Ông Phan Anh Tuấn, một cựu quân nhân, lên tiếng đă
kích việc phổ biến một bức ảnh của
cựu tướng Đảo chụp, sau lưng có
tấm “poster” của trung tâm băng nhạc Thúy Nga! Hết Asia rồi
lại đến Thúy Nga?
ĐHTQ chưa nhóm họp, chưa
biểu quyết Điều 31 Chương V, mà đă
hồ hỡi gây quỹ kỹ vậy? Sự thật ra sao
đây?
Trên mạng lưới, thấy có
chiến hữu Đoàn hữu Định, Tổng Thư
Kư Ủy Ban Phối Hợp ĐHTQ lên tiếng trả
lời ngày 9 tháng 9, rằng Ủy Ban của ông không có
đưa ra bức ảnh nào cả, nhưng lại không
dám xác nhận là . . .không có bức ảnh đó. Cho nên, ngày 14 tháng 9, ông Phan Anh Tuấn lại lên
tiếng cự nự ông Định tiếp. Lần
này, ông Tuấn kết luận điện thư
của ông ta như sau:
“Thật là đau xót, pha lẫn khôi
hài, khi mà Toàn quân
tham dự Đại Hội, dưới bóng ma
chập chờn của Mẹ Ḿn B.40. . .” !
Ngoài ra, khối
thầm lặng gốc kaki vẫn là khối đa số
đông đảo nhất ở Hoa Thịnh Đốn và
vùng phụ cận.
Từ
Từ Âu Châu: ĐHTQ kỳ này,
từ châu Âu đặc biệt có tiếng nói đóng góp ư
kiến của một “chiến hữu” (!) từ bên kia chiến tuyến quốc cộng
trước đây. Đó là tên ác ôn, giảo quyệt Bùi Tín,
con gà ṇi của phe thân Nga trong Chính trị cục Trung
ương CS Bắc Việt. Cuối năm 1974, khi
Quốc Hội Hoa Kỳ do (đảng Dân Chủ Mỹ
kiểm soát), biểu quyết rút ngân sách quân viện cho Nam
Việt Nam xuống chỉ c̣n có ba trăm ngh́n Mỹ kim
(chưa đủ nhiên liệu cho cơ giới), Mạc
Tư Khoa đă đẩy phe thân Nga làm mạnh cú dứt,
v́ thời cơ có một không hai đă điểm. Bùi Tín đă được phe thân Nga đẩy ra
trước, trong những biến cố có tính cách tŕnh
diễn. Tín có chút tên tuổi từ
đó, và vài năm sau đă được CS sắp
xếp cho ra hải ngoại công tác, đội lốt
đối lập cuội.
Từ Paris, Bùi Tín đă gởi một lá thư cho
cựu tướng Lư Ṭng Bá, đề ngày 15 tháng 9/03, phom
phom góp ư về ngày ĐHTQ của cựu tướng Lê Minh
Đảo. Bùi Tín mở đầu lá thư bằng câu:
“Anh Bá quư mến”, nghe mà muốn nổi da gà !
Sao “Anh Bá quư mến”, mà lại không “Anh Đảo quư
mến” ? Phần này, xin
để dành cho cựu tướng Lư Ṭng Bá và quư vị
độc giả biết chuyện góp ư giùm.
Trong thư, trước hết Bùi
Tín cố lấy cảm t́nh bằng cách diễu dở
tiết lộ, rằng hắn đă tự nguyện
từ bỏ các huân chương mà hắn đă
được Bác và Đảng ân thưởng, khi hắn
thẳng tay tàn sát để thực thi chính sách cách mạng
giai cấp trước kia. Kế đến, Bùi Tín đă
nặn hết trí óc, chọn lấy hai chủ đề,
để cố bắt nhịp cầu xóa bỏ mọi
chuyện quá khứ, cố nối liền liên-hệ cựu
chiến sĩ VNCH và cựu cán binh CSBV: chủ đề
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa và chủ đề
Thương Phế Binh VNCH c̣n ở quốc nội.
Về Nghĩa Trang Quân Đội
Biên Ḥa, Bùi Tín giả nhân giả nghĩa, long ṿng một
hồi, rồi tḥi ra cái đuôi chồn:
“Rất nên vận động bà con
ta ở hải ngoại về nước thăm quê
hương, ghé thăm các nghĩa trang ấy
. ..”.
Về Thương Phế Binh, Bùi
Tín “lưu ư” Đại Hội nên đặt vấn
đề chăm sóc anh em thương phế binh QĐVNCH,
“lưu ư” các anh không nên để trí tuệ và t́nh cảm
lắng đọng vào quá khứ”, mà “chỉ cần
vận động cho MỖI bà con ta có dịp về
nước. . .”.
Hắn không bao
giờ dám đề cập đến hai chữ cộng
sản, v́ đó là cái tử huyệt trên châu thân của
hắn.
Và đặc biệt hơn nữa, lúc nào
hắn cũng trang trọng khi đề cập
đến bất cứ cái ǵ của mồ ma Liên Bang Sô
Viết trước đây.
Với số
lượng “việt kiều” về thăm Việt
Vậy là Bùi Tín tính qua mặt
đồng chí Nguyễn Đ́nh Bin, Chủ nhiệm Cục
Nước Ngoài, muốn lập thành tích kiếm thêm “Vơ
Vét Đô-La Huân Chương” đây, chứ đâu phải
là muốn từ bỏ huân chương, như hắn
nhỏ nước mắt cá sấu!
Giọng
lưỡi Tôi lưu ư Đại Hội, tôi lưu ư các
anh, mà hắn thản nhiên lập đi lập lại v́
thói quen, đă vô t́nh tiết lộ lư lịch của
hắn.
Đó đích thực là giọng lưỡi
của các anh chàng Chính Ủy trong bộ đội cộng
sản. Các “trung trưởng”, “sư
trưởng”, chỉ có trách nhiệm chỉ huy chiến
thuật các trung đoàn, sư đoàn cộng quân mà thôi.
Trong khi đó, các viên Chính-Ủy, tuy “quân hàm”
(cấp bậc) thấp hơn, nhưng lại là
đảng viên trung kiên, được Quân Ủy Trung
Ương bổ nhậm, nên mới có quyền hành
quyết định xử dụng các đơn vị.
Chỉ những ai
trực tiếp có kinh nghiệm sắt và máu với
cộng sản, th́ mới thực sự hiểu
được bản chất của cộng sản. C̣n ra hải
ngoại rồi, ngày càng có đông hơn những thành
phần chưa có kinh nghiệm sắt máu trực tiếp
với cộng sản, mà chỉ nghe cộng sản nói,
nhất là đám được thấy, được
hưởng phần đô-la do cộng tác với cộng
sản, th́ dĩ nhiên rất dễ bùi tai, sẵn sàng xoay
gió trở cờ. Tể
Tướng Nguyễn Cao Kỳ là một ví dụ
điển h́nh. Dù có là
tướng lănh, dù có là lănh tụ nhờ thời thế
đẩy đưa, nhưng ông Tể Tướng cao
bồi đá gà chưa hề có chút kinh nghiệm sắt máu
nào với cộng sản cả, ngoài mớ kinh nghiệm
ăn chơi, đàng điếm, cuỗm vợ đàn em,
nên mới đây đă hô hào xóa bỏ hận thù, về xây
dựng quê hương. Bài bản tuy có khác, nhưng cùng
một điệp khúc. . .y chang như
điệp khúc diễu dở của chính ủy Bùi Tín trong
thư gởi “Anh Bá quư mến”!
Tin tức sau cùng
mà chúng tôi ghi nhận được, là sự xuất
hiện của một ông cựu tướng khác. Xuất
hiện trong thời gian ĐHTQ sắp khai diễn.
Ông tướng này đang ở trong t́nh trạng. . . vắt vẻo giữa hai bên chiến
tuyến. Thời tướng cao bồi Nguyễn cao
Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành Pháp Trung Ương
của miền
Tỷ phú Dân Biểu pha chè Nguyễn
Tấn Đời, Tổng Giám Đốc Tín Nghĩa Ngân
Hàng, muốn có chút hơi hướng nhà binh, bèn
mượn ông tướng này giữ chức Phó Tổng
Giám Đốc, cho ở không hưởng bổng lộc
chơi măi bên Hồng kông. Sung sướng thanh nhàn không
chịu, ḷng trần c̣n tơ vương khanh tướng,
nên đầu năm 1975, ông tướng nhà ta bèn nghe theo lời đường mật móc nối
của trung tá Đẩu, tà lọt của tướng Big
Minh, rời Hương Cảng phóng về Sàigon, sẵn
sàng nhận lại Bộ Quốc Pḥng. Và thời cuộc
ba ch́m bảy nổi, hai mươi mốt cái long đong,
đă đưa đẩy ông tướng ra Hoàng Liên
Sơn, nhận một. . . chiếc giường cùng
trại với chiến hữu chủ tịch ĐHTQ Lê
Minh Đảo. . .
Ông tướng này mới từ
Việt Nam sang Hoa Kỳ đầu tháng 9 năm nay, trong
phái đoàn Tin Lành quốc nội sang thăm viếng các
cơ sở Tin Lành ở Mỹ. Ông lưu lại gần
hai tuần với con cháu tại vùng phụ cận thủ
đô Hoa Thịnh Đốn. Trong thời gian này, ông
tướng liên lạc điện thoại thăm hỏi
nhiều bạn bè ngày trước, trong số đó có
một vị tướng cựu Chỉ huy trưởng
một Binh chủng tác chiến mang h́nh đầu cọp. Trong câu chuyện hàn huyên, ông “tướng Tin Lành”
cho hay là bây giờ chỉ tu hành thôi, chớ không c̣n thù
hận đấu tranh ǵ nữa. Vị tướng kia nghe đến đó, bỗng giật ḿnh,
v́ chợt nhận ra một điều chi có vẻ quen tai.
À phải rồi, có cái chi phảng phất như là
điệp khúc thời trang mà Nguyễn Cao Kỳ và Bùi Tín
đang rất ưa thích. . .
Ông “tướng
Tin Lành” cho ông bạn già hay, là sẽ rời lục
địa Mỹ cùng phái đoàn đi
Mùa thu năm 1945 ở Hà Nội, có
cuộc “cách mạng tháng tám”, đưa cộng sản lên
tiêu diệt hết các đảng phái quốc gia,
cướp lấy chính quyền, dẫn dắt dân tộc
Việt vào lầm than binh lửa. Nhưng không phải
cuộc cách mạng mùa thu nào cũng
đi về hướng đen tối đó. V́ mùa thu
năm 1991 (ngày 19 tháng 8) ở Mạc Tư Khoa, lại
cũng có một cuộc Cách Mạng Tháng Tám khác, khởi
đầu bằng những canh cải của Chủ
Tịch Mikhail Gorbachev. Cuộc Cách Mạng Tháng Tám viết
hoa lần đó, đă khai tử chế độ cộng
sản nơi đây, và cũng là ngày Liên Bang Sô Viết cáo chung.
Mùa thu năm nay ở Nam Cali, t́nh
cờ lại có một số “chiến hữu”
đứng ra hô hào việc đại sự, liên quan
đến vấn đề quốc cộng. Những
chữ nghĩa được tung ra
xử dụng để vận động, rơ ràng đă
phản ảnh những ấp ủ, những hoài băo, hay
những toan tính, ở một tầm vóc không nhỏ. Một cuộc Cách Mạng Mùa Thu khác chăng?
Đồng bào và anh em cựu quân nhân đang dán mắt vào
nỗ lực của Quư Vị, với ước mong
nỗ lực đó sẽ mang lại những thành quả. . .viết hoa. Bằng không, th́ sự ê
chề dĩ nhiên là cũng sẽ không nhỏ!
Cầu nguyện Ơn Trên soi sáng cho
trí tuệ và lương tri của Quư Vị.
. .
Lê
Phàm Nhân.
Trung tuần tháng 9/2003.