XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ QUÂN
LỰC VNCH
Trần Đỗ Cung
Vài lời của người dịch.
Tôi được một bạn trẻ Không Quân giới
thiệu và Tiến Sỹ Lewis Sorley liên lạc gửi cho
tôi bài diễn văn ông đã đọc tại Đại Học
Kỹ Thuật Texas TTU về đề tài Reassessing ARVN. Ông có
ý muốn nhờ tôi phiên dịch bài này ra để
phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Mỹ
gốc Việt. Tôi đã đọc kỹ bài thuyết
trình giài 32 trang, nhận thấy rất bổ ích
về phương diện sử liệu và nhân bản và đã
chấp thuận đề nghị.
Trong bài thuyết trình Tiến Sỹ Sorley đã
dùng nhãn quan của một quân nhân và một trí thức
khoa bảng để thẳng thắn bênh vực quân đội
Việt
Nói về chiến dịch Hạ Lào Lam Sơn 719 ông
đã đưa ra những con số cho thấy địch quân
đã bị thiệt hại nặng nề và quân ta tuy
không thắng trận nhưng đã không thất bại như
bọn chủ bại bên Mỹ đã rêu rao. Tôi được
biết viên Trung Tướng cộng sản chỉ huy
chiến dịch là Trung Tướng Phạm Hồng Sơn, tên thật
là Phạm Thành Chính là một sinh viên luật cùng thời
với tôi và cùng ở Đại Học Xá Bạch Mai. Anh ta là
anh em đồng hao với Võ Nguyên Giáp, cùng là con rể nhà
học giả Đặng Thái Mai, lấy con út ông Mai là nhà văn và
nhà giáo Đặng Anh Đào. Hiện tại Tướng Phạm
Hồng Sơn đã 84 tuổi, đã lãng trí và cũng
đã ra rìa như Giáp tuy được cấp một biệt
thự lớn ở đường Lý Nam Đế Hà Nội.
Có cả năm trang dành cho Tổng Thống Nguyễn
Văn Thiệu. Trước hết tôi phải nói rằng tôi
cũng như nhiều đồng hương đã không mấy có
thiện cảm với ông Thiệu. Riêng tôi lại có
một điều hận trong lòng khi ông ta cho tôi là đàn em
của Nguyễn Cao Kỳ. Năm 1948 khi tôi vào Sài Gòn
với mấy bạn Đại Việt Nguyễn Tất
Ứng, Nguyễn Đình Tú tôi đã được đưa đến
thăm ông Nguyễn Văn Kiểu là anh lớn của ông Thiệu
ở đường Kitchener. Ông Kiểu là một đảng viên
Đại Việt miền
Trong phần dành cho ông Thiệu tôi thấy thương
ông ta khổ tâm nhiều trong thời kỳ mười năm
nắm vận mệnh quốc gia, đương đầu với
Mỹ, với đe dọa đảo chính và với tình
hình đa đoan của nước nhà. Được đọc bài
phỏng vấn cựu Phụ Tá thân cận Nguyễn Văn
Ngân của Trần Phong Vũ tôi càng nhìn rõ sự
cô đơn của một lãnh tụ thông minh, mưu trí nhưng sinh
bất phùng thời. Và tôi càng thông cảm nỗi bất
hạnh của ông để đặt câu hỏi “một
người khác nắm quyền có khá hơn không hay là chúng ta
lại phải trải qua một bất hạnh lớn
hơn không”?
Trần Đỗ Cung (Prunedale, tháng 10, 2006)
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ QUÂN
LỰC VNCH
Trong một cuộc chiến dai dẳng và khó khăn
không một ai có thể nhìn rõ khả năng của
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hôm nay tôi trình
bày vấn đề này dưới nhiều khía cạnh trong tám mục
chính và hai phụ khoản.
Chính Phủ Việt
Vài năm trước đây tôi đã viết một bài nhan
đề “Dũng cảm và xương máu” để phân tích thành quả
quân đội Việt Nam trong vụ tấn công tháng Tư 1972. Bài
đã được đăng trong báo Parameters của trường Đại
Học Quân Sự. Hồi còn sinh thời ông Douglas Pike
đã bình luận trong một ấn bản Indochina
Chronology như sau: “Đã có cố gắng chậm chạp
nhưng liên tục điều chỉnh và cứu vãn danh
dự của ngưới quân nhân Việt Nam từng bị
nhục mạ bởi bọn phóng viên truyền hình
thương mại ngu dốt và cánh trí thức thiên tả. Bài
của ông Sorley đã xét lại lịch sử và ông ta
lập luận vững vàng trong lãnh vực này”
Tôi vẫn tri ân lời khuyến khích ấy và ước
gì Giáo Sư Pike còn hiện diện để thấy các
tài liệu lịch sử hiện hữu chứng minh
sự dũng cảm đưa đến trưởng thành và thành
tựu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Chỉ vì nước chúng ta không thực thi cam kết cho
Nam Việt trong khi phe cộng sản vẫn tiếp
tục và đều đặn gia tăng yểm trợ Bắc
Việt nên đồng minh bất hạnh của chúng ta mới
bị tràn ngập và thua trận.
Cho đến nay chưa bao giờ có một cố gắng
định mức toàn diện sự tiến triển và thành tích
của quân đội Việt
Chúng ta rất thiếu hiểu biết về cuộc
chiến Việt
PHẦN 1 : QUÂN ĐỘI
VIỆT
Đây là giai đoạn mà chúng ta chủ động trong khi
Việt
Phần đông chúng ta và ngay cả một số người
Mỹ phục vụ tại chỗ đều chỉ trích quân
đội Việt
Thiếu Tướng James L. Collins đã trình bầy
về tình hình quân đội Việt
Do đó các đơn vị Việt luôn luôn bị địch
quân áp đảo trong thế đánh không cân xứng. Đại
Tướng Fred Weyand khi thuyết trình mãn nhiệm
chỉ huy Đệ Nhị Lộ Quân đã nói rõ,
“Sự chậm trễ cung cấp khí giới và quân cụ
mới cho Việt
Chỉ từ khi Đại Tướng Creighton Abrams nhận chức
Tư Lệnh Phó Quân Lực Mỹ vào hồi tháng Năm 1967
người ta mới bắt đầu chú ý đến quân Nam
Việt. Tướng Abrams điện ngay cho Đại Tướng Tham
Mưu Trưởng Harold K. Johnson như sau. “Tôi thấy ngay là quân
lực Mỹ tại đây cũng như bên chính quốc chỉ
nghĩ trước tiên đến hành quân Mỹ và yểm trợ
các đơn vị Mỹ. Do đó chương trình cung cấp chiến
cụ cho Việt
Ngay khi nhậm chức, Tướng Abrams liền gia
tăng lực lượng Việt
Tuy vậy quân Việt vẫn đẩy lui địch quân một
cách bất ngờ và dũng cảm. Báo Time đã viết:
“Nhiều người Mỹ đã ngạc nhiên và Công Sản
đã đau đớn sửng sốt thấy quân đội
Việt
Tháng Hai 1968 Tướng hồi hưu Bruce C. Clarke đi thăm
Việt
Tổng Thống Johnson liền mời Tướng
Clarke đến văn phòng đàm luận thêm. Và sau đó ít ngày “viên
phụ tá Tổng Thống điện thoại báo cho tôi là
Tổng Thống Johnson đã ra lệnh gửi ngay 100,000
súng M-16 cho quân VNCH”. Tổng Thống đã nhấn
mạnh trong bài diễn văn lịch sử ngày 31 tháng Ba 1968,
“Chúng ta sẽ nhanh chóng tăng viện cho quân đội Việt
Tướng Clarke trở lại Việt
Các sư đoàn Mỹ được trang bị tối tân và
nhiều hơn phía Việt
Tướng Abrams nói thêm là trong lần tấn công
thứ ba vào tháng Tám và Chín 1968 quân VN đã hạ được
nhiều địch quân hơn cả tổng số của
Đồng Minh. Họ cũng chịu nhiều tổn thất
nhân mạng hơn theo số kiểm chứng cũng như theo
ước tính với phân số ta và địch tử vong. Ông nói
với Tướng Wheeler rằng đó là vì thật sự
quân đội VN không được yểm trợ như quân đội
Mỹ cả về phẩm lẫn lượng (trọng pháo,
không tập chiến thuật, không pháo và trực thăng
vận). Bởi vậy việc chỉ trích quân đội VN
trong thời kỳ đầu thiếu khách quan. Thiếu khí
giới cần thiết trước một địch quân hùng
hậu hơn lại còn bị đẩy xuống vai
trò thứ yếu trong nhiều năm đã không cho
họ cơ hội tăng tiến kinh nghiệm chiến đấu.
Về sau ông Robert McNamara từng là Bộ
Trưởng Quốc Phòng và chủ động chiến tranh
đã viết một cách hời hợt về phía
Việt
PHẦN 2.- TẾT 1968
Chiến trận xẩy ra khắp nơi hồi
Tết 1968 là một thử thách lớn cho Quân Đội VNCH.
Nhiều người đã sửng sốt chứng kiến
một thành tích vượt bực. Khi đi nhận giải Thayer
tại trường Westpoint Đại Sứ Ellsworth Bunker lên
diễn đàn ca ngợi chiến tích ấy. “Mặc dầu
Quân Đội VN ít hơn nhưng họ đã chiến đấu
vượt bực. Đại Tướng Abrams đã nói họ
chiến đấu ngoài sức tưởng tượng của
họ. Đã không có nổi dậy, không có đào ngũ và
chính quyền vẫn nguyên vẹn. Trái lại họ
phản ứng cấp kỳ, mạnh mẽ và đích đáng;
họ chiến đấu với tối đa sức mạnh”.
Thành tích vượt bực của quân đội VNCH trong trận
Tết Mậu Thân 1968 rất cần thiết cho tương lai
Việt
Ông John Paul Vann cũng đồng ý nói trong năm
1972 rằng “Tết Mậu Thân đã làm cho chính phủ Nam
Việt gia tăng kiểm soát lãnh thổ, tổng
động viên nhân lực để có đủ quân số trám vào khi
quân Mỹ rút lui và gia tăng lực lượng địa phương
bảo dảm sự hiện diện chính quyền trung ương
tại các vùng thôn quê”.
Lúc Đại Tướng Abrams nhận chức chỉ
huy lực lượng Mỹ tại Việt
Trong cuộc họp thượng đỉnh ở Midway
vào tháng Sáu 1969 chưong trình nghị sự chú tâm đến
bành trướng và tăng quân viện cho quân lực Việt
PHỤ ĐÍNH .- VÀI SO SÁNH
*Đã có 50 người đào ngũ mỗi ngày
dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng Tư
Lệnh. Đó là trường hợp Đại Tướng George
Washington ở Valley Forge trong mùa Đông 1777-1778.
*Đã phải đưa đại pháo ra đường dẹp
phiến loạn chống động viên. Đó là lúc Tổng
Thống Abraham Lincoln đã phải quyết định ở
Nữu Ước hòi tháng Tư năm 1865 trong cuôc nội
chiến Nam Bắc.
*Trong trận chiến cuối cùng đã chỉ
có nửa quân số tham dự vì tệ nạn đào
ngũ. Đó là trường hợp Đại Quân Potomac của
Tướng George Meade ở
*Trong cuộc tổng xung kích một nửa
số binh sĩ trong các sư đoàn đã kháng lệnh. Đó là
trường hợp Quân Đội Pháp năm 1917 làm cho tòa án binh
đã phải kết tử hình 554 quân nhân trong
số ấy 49 người đã bị hành quyết.
*Đặc biệt có trường hợp một số
đơn vị đã tháo chạy; đó là trong Thế Chiến II
khi Đại Đội K thuộc Sư Doàn 25 Mỹ đã bỏ
chạy toán loạn. Sử gia Geoffrey Perret ghi, “Hiếm
thấy một Sư Đoàn Mỹ nào không có tình trạng
Đại Đội bỏ ngũ như vậy”.
*Nói đến một đơn vị mà Tư Lệnh Sư Đoàn
bị cách chức, bốn phụ tá chính bị loại, hai
Tiểu Đoàn Trưởng bị bắt sống và chin Tiểu
Đoàn Trưởng khác bị thay thế. Đó là Sư Đoàn Mỹ 36 tại
Salermo trong Thế Chiến II.
*Luôn luôn pháo kích, ám sát, bắt cóc và áp đảo
thường dân vô tội là việc làm của công sản trong
suốt cuộc chiến.
*Giết hại thường dân vô tội như trong
trường hợp Thủy Bồ và Mỹ Lai là thành tích
xấu xa của quân Mỹ trong những năm 1967-1968.
Ta có thể kể ra nhiều trường hợp
tương tự. Điểm nên nhớ là nếu đem so sánh với các
lực lượng đương thời hoặc theo lịch sử ghi
nhận thì QLVNCH đã chiến đấu ngang tàng và
xứng đáng trong suốt cuộc chiến. Đó là một
điểm son không bao giờ được nhắc tới.
Có rất nhiều tài liệu ghi sự dũng
cảm và thiện chiến của QLVNCH, tuy nhiên các nhà
viết sử không chú ý đến và các phóng viên báo chí
thì lờ đi. Trong Văn Khố Quôc Gia có hàng ngàn huy chưong
Hoa Kỳ cấp cho quân sỹ Việt
Quá trình đẹp đẽ ấy lại càng đáng
nể hơn nếu ta nghĩ rằng người lính Việt
đã tham chiến từng nhiều thập niên và phần
đông đã hy sinh cả quãng đời thanh niên của
họ. Một người Mỹ đã nói rất chí
tình, “Quân nhân Việt không có DEROS (ngày được trở về)
như lính Mỹ chỉ phục vụ một năm ở
Việt
PHẦN BA.- ĐỊA PHƯƠNG QUÂN
Sau vụ Tết Mậu Thân 1968 Bộ Tư Lệnh
Mỹ thay đổi. Đại Tướng Creighton Abrams lên thay
Đại Tướng Westmoreland và đổi quan niệm về
cuộc chiến và phương pháp hành xử. Tướng Abrams
nhấn mạnh “chiến tranh toàn diện” gồm cả
hành quân, bình định và gia tăng khả năng QLVNCH theo
một quy trình cấp bách ngang với chiến
trận.
Chiến thuật cũng thay đổi từ quan
niệm “truy và diệt” qua “bình định và giữ
đất”. Có nghĩa là khi địch bị đẩy ra khỏi
vùng có dân thì quân đội phải đóng lại chớ không
rút đi cho địch trở lại. Do đó Địa Phương Quân
được phát triển tối đa để phụ trách an ninh và
bình định lãnh thổ.
Trung Tướng Nguyễn Duy Hinh cho sự phát
triển và nâng cao các lực lượng địa phương là
việc làm quan trọng nhất của Mỹ. Đại
Tướng Ngô Quang Trưởng nhận định rằng kết
quả bình định xã ấp, gia tăng số dân
sống dưới chính quyền và an toàn giao thông là công của
lực lượng địa phưong quân và nghĩa quân.
Tháng Năm 1967 khi Đại Tướng Abrams đến
Việt Nam thì quân lực VN gồm có Lục Quân,
Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Không Quân. Ngoài ra
còn có những lực lượng diện địa bao
gồm Địa Phương Quân và Nghĩa Quân phụ trách an ninh
lãnh thổ. Tỉnh Trưởng chỉ huy Địa Phương
Quân còn Nghĩa Quân đặt dưới quyền Quận
Trưởng. Các lực lượng này trú đóng tại địa phưong
của họ và thực hiện mục tiêu “càn quét và
giữ đất”. Vào năm 1970 đã có 550,000 quân số, nghĩa
là một nửa QLVNCH.
Một trùng hợp, đêm hôm trước Bing West và
một nhân vật nữa đã lên kênh PBS “Giờ tin
tức với Jim Lehrer” để thảo luận về
tình hình
Ngay từ tháng Mười 1968 ông William Colby làm
phụ tá Bính Định cho Tướng Abrams đã giải thích
tầm quan trọng của các lực lượng ấy.
“Để bảo vệ an ninh lãnh thổ chúng ta chú
trọng đến tăng tiến Địa Phưong và Nghĩa Quân, lên
ngót một nửa toàn thể quân số. Chúng ta đã
bắt đầu ngay từ tháng Mười vừa qua. Trong
một buổi thuyết trình Đại Tướng Abrams
đã nhấn mạnh ba mươi điều phải làm trong đó có
việc cử các toán nhỏ cố vấn quân sự
đến các Đại Đội Địa Phương Quân và các Trung Đội
Nghĩa Quân. Ta đã có 250 toán năm người rải rác
khắp mọi nơi”.
Ba tháng sau ông Colby đã thấy sự tăng
tiến nhanh chóng huấn luyện và vũ khí cho các đơn
vị ĐPQ cũng như NQ. “Dã có 91,000 binh sỹ nhiều
hơn năm ngoái. Khoảng 100,000 người đã được trang
bị súng M-16 và 350 toán cố vấn đã sống và làm
việc với các đơn vị ĐPQ và NQ”. Ngay khi lãnh
chức Tư Lệnh Đại Tướng Abrams đã thẳng
thừng chuyển các súng mới cho họ. Ông nói trong bài
thuyết trình tháng Tám 1968, “Trong một năm ĐPQ và NQ
được ưu tiên hàng đầu và nhận súng M-16 trước cả
Lục Quân. Cũng như mọi việc, tôi đã bỏ vào
quỹ-tiết-kiệm-lính với lãi xuất 10 phân.
Trời Đất ơi, chúng ta đã đầu tư vào đây và đó là
việc phải làm, ưu tiên tối đa trên tất cả
mọi thứ”!
ĐPQ và NQ gia tăng khả năng và thành tích của họ
và phải được ghi công đầu. Trong buổi thuyết
trình WIEU (dự đoán tình báo hàng tuần) cho quan
khách Tướng Abrams nói, “Điều tôi quan tâm nhất là vai
trò của ĐPQ và NQ trong chiến cuộc luôn bị quên
lãng. Người ta chỉ thường nói đến QLVNCH trong
khi đã lâu nay ĐPQ và NQ gánh chịu nhiều tổn
thất và đã giáng cho quân địch nhiều đòn chí
tử. Tôi nói thẳng, nếu ta muốn nói đến an ninh
cho dân thì đây mới là phần việc lớn”!
Cùng một lúc, ông nói rõ ràng về thành tích
của các đơn vị này. “Tôi không biết có nên trang bị
thêm các đại đội Lục Quân không. Nếu có thêm nhân
số thì tôi nghĩ đem đầu tư vào các lực
lượng diện địa này có lợi hơn”.
Cuối năm 1969, khi nhìn biểu đồ
tình hình trong ba tháng vừa qua ghi rõ ai đã
đem lại nhiều thành quả nhất về khí giới,
tử vong, Tướng Abrams đã nói: “Thật rõ ràng và
đúng. Số địch bị giết, khí giới thu được,
hầm bí mật phát hiện, vv, thì QĐVNCH vẫn
giữ nguyên tỷ lệ 27/28% trong khi tỷ lệ của
Đồng Minh sút giảm. Sự chênh lệch là do các lực
lượng địa phương và đã xẩy ra từ tháng Tám
vừa qua”.
Một người trong cừ tọa nói lớn, “Đó
là tính chất của cuộc chiến”!.
Tướng Abrams trả lời ngay, “Đúng lắm! Tôi luôn luôn
hỏi lợi nhuận thu được từ 100,000 súng M-16 như
thế nào? Như vậy hả? Vâng ta đã bắt đầu
thấy kết quả”!
Ông Bill Colby cũng nhận xét rằng trong tháng
Bẩy 1970 lực lượng địa phương cũng bảo
vệ được súng của mình. Tỷ lệ khí
giới mất đối chiếu với vũ khí thu được
là một trên ba, khác hẳn tình trạng năm năm
trước đây.
Tướng Abrams nói thêm: “Các Lực Lượng Địa
Phưong, các con sóc ấy tiến tới rất vững vàng.
Một tình trạng đã được duy trì lâu nay
là ĐPQ và NQ đã gánh chịu phần lớn trách nhiệm
chiến tranh”.
Các sỹ quan cao cấp Việt
PHẦN 4 .- NHỮNG VẤN ĐỀ NHỨC
NHỐI
Có ba vấn đề luôn luôn khó khăn cho QLVNCH trong
suốt chiến tranh là, thiếu cán bộ lãnh đạo
giỏi, tình trạng tham nhũng lan rộng và đào
ngũ.
Có lãnh đạo với đầy đủ khả
năng chỉ huy là một vấn nạn cho QLVNCH trong suốt
cuôc chiến. Với sự gia tăng quân số đến 1.1
triệu người tình trạng lại càng trầm
trọng hơn. Sự thất thoát cấp chỉ huy của
các đon vị nhỏ lại càng làm cho vấn đề tệ
hại khi quân số gia tăng.
Công việc huấn luyện và các kế sách
tuyển mộ các chỉ huy mới rồi đôn họ lên
theo chiến tích thật là nhọc nhằn và khó khăn. Sau
chiến dịch Lam Son 719, Đại Tướng Abrams tham dự
một cuộc duyệt binh tại Huế đã nói,
“Thật là một việc đáng ghi. Họ đôn quân, HSQ được
thăng lên, HSQ lên thành Chuẩn Úy, Chuẩn Úy lên Thiếu Úy.
Tổng Thống Thiệu tuyên bố rằng đó là việc
nhỏ với 5,000 thăng cấp, mà thăng cấp mặt
trận”.
Tướng Abrams rất thích: “Đó là chuyện đã
xẩy ra ở Lào. Không có cách gì tốt hơn trong quân
đội là đi vào hàng ngũ lựa chọn những phần
tử chiến tích thích đáng mà đôn lên”. (Cũng như vậy
đối với các viên chức tại Trung Tâm Huấn
Luyện Vũng Tàu hầu giúp họ tăng tiến khả
năng quản trị và lãnh đạo trong công việc).
Vài vị chỉ huy Việt
Sự đào ngũ trong các sư đoàn là một căn
bệnh trầm trọng của QLVNCH. Tuy nhiên không phải
đào ngũ theo phe đich nhưng phần lớn là để tránh ra
trận hay để về nhà. Đó là một việc khác hẳn
phía địch khi phần đông những đào binh quay về hàng
ngũ quân ta. Trái lại đào binh ta thường trở lại
ngũ tại địa phương. Theo Anthony Joes đó là sự hoán
chuyển từ quân đội chính quy về địa phưong quân
mà tỷ lệ đào ngũ gần như không có mặc dầu
số tử vong cao hơn quân chính quy.
Tham nhũng là một nhược điểm nữa
không bao giờ gột tẩy được mặc dầu
ảnh hưởng lên chiến cuộc không mấy quan
trọng như ngưới ta thường kêu la. Tuy nhiên Đại
Tướng Cao Văn Viên đã kết luận như sau. “tham
nhũng không phải yếu tố đưa đến sự xụp
đổ của chế độ nhưng chắc chắn nó gây
ảnh hưởng tệ hại đến trình độ binh
nghiệp và như vậy làm suy nhược khả năng chiến
đấu”.
Ông Tom Polgar của CIA nhận định xác đáng
rằng tham nhũng không thể lật đổ một
quốc gia cũng như trường hợp Phi Luật Tân, Nam Hàn
hay Thái Lan. “Nước nào mà không trả công tương xứng cho viên
chức đều có tham nhũng, đó là một quy luật. Tuy
nhiên tham nhũng bòn rút hết tiêm lực quốc gia khi
có ngoại xâm”.
Đại Tá William LeGro đã ở lại đến
những ngày cuối cùng với DAO (Cơ Quan Tùy Viên Quốc
Phòng) đồng ý. Ông nói: “Tham nhũng không làm cho
sụp đổ. Sự giảm thiểu viện trợ Hoa
Kỳ đến con số không là đáp số”. Ông ta nói thêm: “Chúng
ta đã đối xử một cách xấu xa bỉ ổi
với bạn Việt
PHỤ ĐÍNH .- NGUYỄN VĂN THIỆU.
Phần này bàn về cố Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu, Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH.
Tổng Thống Thiệu lãnh đạo
quốc gia trong một thời kỳ ngặt nghèo nhất.
Trong khi chiến đấu chống ngoại xâm và nội
loạn được Nga Tầu yểm trợ tối đa, ông
đã đặt các cơ cấu dân cử từ trung ương cho
đến hạ tầng xã ấp. Ông đã gia tăng quân đội
và với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, ông đã tăng
tiến phẩm chất quân lực để thay thế quân
Mỹ. Ông trực tiếp lãnh đạo chương trình
bình định nông thôn và phá vỡ hệ thống
khủng bố đe dọa dân quê. Ông thực thi một chính
sách cải cách ruộng đất đáng khen, phân phát cho 400,000 nông
dân 2 triệu rưỡi mẫu ruộng, và tổ chức
bốn triệu dân thành một lực lượng dân vệ
với 600,000 khẩu súng.
Trong sáu năm phục vụ Đại Sứ Ellsworth
Bunker thường xuyên tiếp xúc với Tổng Thống
Thiệu và đã nhận xét xác đáng về con người cùng
khả năng của ông ấy. Đại Sứ Bunker nói: “Ông ta
đối phó với tình hình một cách khôn ngoan và
khéo léo. Ông ta là một con người trí thức đầy
khả năng. Thoạt đầu ông đã cai trị theo
hiến pháp chớ không theo một lũ Tướng Tá chỉ
muốn ông hành động theo ý họ. Càng ngày ông càng hành
xử như một chính trị gia (đây là một lời khen
của Bunker), đi về vùng quê, thanh tra bình định, chuyện
trò với dân xem họ muốn gì”. Ông Bunker khen
ngợi ông Thiệu và có khi coi ông ta như một đối
thủ chính trị có bản lãnh. Bunker nói: ‘Tôi nghĩ
Thiệu là một người khôn ngoan và chín chắn”.
Ông Thiệu cũng hết sức thực tế
khi phàn nàn với Bunker rằng, “Thật là khổ cho chúng
tôi đã không có mấy vị Tướng đủ khả năng
chỉ huy hơn một sư đoàn”! Khi nói vậy ông ám chỉ
cả chính ông một cách khiêm nhượng và rất đúng.
Vì quân đội cung cấp phần lớn
khả năng hành chính cũng như chính trị nên ông Thiệu
bị giới hạn một cách đau thương trong việc thay
thế các phần tử thiếu khả năng hay bất
xứng. Lại nữa ông ta cũng cần phải lưu
giữ những người đáng tin cậy mặc dầu
yếu kém. Trong thời đầu nhiệm kỳ ông đã
cắt nghĩa cho một nhân viên Mỹ cao cấp như sau:
“Hoàn toàn thanh lọc cấp chỉ huy trong quân đội là
một việc bất khả thi. Mỗi sự thay thế
một vị tư lệnh đều phải sắp đặt và
thi hành hết sức cẩn trọng. Không thể kéo quân
đội ra khỏi chính trị trong một sớm một
chiều. Tổ chức quân đội vẫn là thế
đứng duy nhất của tôi và hơn nữa là một cơ
chế vững vàng nhất để bảo đảm thống
nhất quốc gia”.
Đại Sứ Bunker cũng như Đại Tướng
Abrams hiểu rõ vấn đề nên tỏ ra rất kiên
tâm và thông cảm. Nhưng họ cũng đưa ra những đề
nghị chính xác liên quan đến các cấp chỉ huy cao
thiếu khả năng. Thường thì được nghe theo tuy
phải mất thời giờ trong khi sắp xếp chính
trị. Trong một thời gian đã có những thay
đổi lớn trong cấp lãnh đạo quân cũng như
chính, có khi do áp lực khủng hoảng chiến trường.
Tuy nhiên chưa bao giờ có việc thanh trừng rộng
rãi là vì không những để tránh xáo trộn mà
lại còn không có đủ người xứng đáng thay
thế. Đào tạo nhiều cấp chỉ huy tốn quá
nhiều thì giờ.
Giới cao cấp Hoa Kỳ nhận thấy
sự quan trọng của Thiệu trong việc bình
dịnh. Tướng Abrams bảo rằng ông Thiệu hiểu
nhiều hơn bất cứ ai về công tác bình định
và William Colby gọi ông là “con người bình định
số một”. Lịch sử Bộ Tổng Tham Mưu Quân
Đội Mỹ đã nhận định “Thiệu là một
yếu tố quan trọng. Ông ta nhận định rõ
ràng sự quan trọng của chương trình bình
định và thiết lập các cơ cấu hành chính cấp
địa phương”.
Nhiều dịp Tổng Thống Thiệu mời
Đại Sứ Bunker cùng đi kinh lý thôn xã. Ông Bunker
đã nghe ông Thiệu nhấn mạnh sự thiết
lập cơ chế hành chính địa phương, tổ chức
bầu cử xã ấp, huấn luyện các viên
chức địa phương và cải cách ruộng đất. Tại
Trung Tâm huấn luyện Vũng Tầu 1,400 xã
trưởng nghĩa là ba phần tư làng xã Nam Việt
đã theo học trong chin tháng đầu năm 1969. Tổng Thống
Thiệu đi thăm mọi lớp và cho các học viên khi trở
về làng có thể hãnh diện nói với dân là
“Tổng Thống đã khuyên nhủ tôi thế này thế
nọ”. Cuối năm 1969 tình hình đã tiến
bộ rõ rệt khiến cho ông John Paul Vann, một nhân
vật hàng đầu trong chương trình bình định
đã nói trước cử tọa tại Princeton rằng,
“Hoa Kỳ đã thắng trên trận địa và nay đang
thắng chính trị với Tổng Thống Nguyễn Văn
Thiệu”.
Hồi tháng Tư 1968, trái với ý kiến
của hầu hết các cố vấn, Tổng Thống
Thiệu đã thiết lập các lực lượng Nhân Dân
Tự Vệ. Ông Thiệu lập luận rằng, “chính
quyền căn bản trên dân. Bởi vậy chính quyền không
có nền móng nếu không dám đưa khí giới cho dân”. Do đó
khoảng bốn triệu người, trong số những
người quá trẻ hoặc quá già để nhập ngũ,
đều xung vào Dân Vệ và được trang bị 600,000 súng cá
nhân. Lập luận xác đáng là chính phủ Thiệu được
dân ủng hộ, Dân Vệ đã dùng súng chống lại
sự đô hộ cộng sản chớ không phải
chống chính phủ.
Về sau qua bao nhiêu tài liệu người ta
thấy rõ rằng cộng sản đã nhiều
lần kêu gọi tổng nổi dậy nhưng không bao
giờ dân đã nổi dậy theo chúng. Theo con mắt
khách quan của nhiều quan sát viên thì không lạ
gì mà sau bao nhiêu năm ám sát, bắt cóc, khủng bố,
ức chế và pháo kích bừa bãi các khu dân cư trong toàn
Nam Việt mà cộng sản đã không chinh phục
được lòng dân.
Tháng Mười năm 1971 trong tình hình
chiến tranh dữ dội Tổng Thống Thiệu
đã thắng cử không có đối thủ. Nhiều
người đã chỉ trích ông cho rằng sự thắng
cử của ông không xứng đáng vì không có đối
lập.. Tuy nhiên mặc dầu địch đe dọa và kêu
gọi tẩy chay đầu phiếu đã có 87.7 phần
trăm cử tri hợp lệ đến phòng phiếu và 91.5
phần trăm đà bỏ phiếu cho ông Thiệu. Đó là một
tỷ lệ cao nhất của Việt
Ông John Paul Vann tuyên bố hồi tháng Giêng 1972
rằng “yếu tố căn bản không chối cãi
được là khoảng 95 phần trăm dân chúng muốn có chính
phủ Việt Nam hiện hữu hơn là chính phủ cộng
sản hay một chính phủ do phía bên kia đưa ra”.
Thật là buồn khi nhiều người Việt
đã chỉ trích ông Thiệu. Tôi đã nói chuyện
với nhiều bạn Việt hiện sinh sống ở
đây. Mới đây một người bạn học thức và
thông minh đã nói với tôi một cách phũ phàng rằng
Tổng Thống Thiệu đã nói dối. Tôi hỏi
lại như thế nào thì được trả lời ngay:
“Thiệu biết rõ là người Mỹ sẽ bỏ rơi
mà không nói cho chúng tôi biết”.
Tôi cho đó là một lời buộc tội quá
nặng và cần bàn lại. Đại Sứ Bunker nhớ
đã tự tay đưa cho Tổng Thống Thiệu ba bức
thư cam kết của Tổng Thống Nixon giúp Việt Nam
nếu cộng sản vi phạm trắng trợn hiệp
định. Nhưng ông Bunker nói, “Quốc Hội bó tay chúng ta và
kết quả là nước Mỹ đã bội phản”. Ông
Bunker giải thích rõ ràng, “tôi không thể hình dung
được làm sao Tổng Thống Thiệu có thể biết
trước cung cách và hành động điếm nhục ấy
của Hoa Kỳ”!
Ông Thiệu đã từ chức vài ngày trước
khi Sài Gòn thất thủ hầu mong có dàn xếp
ổn thỏa. Trong bài giã từ ông đã làm đúng khi
giận dữ chua chắt về một cuộc tranh
đấu cam go trong nhiều năm. Nó đã cho thấy rằng
ông cũng đã sửng sốt như bất cứ ai khi
người đồng minh một thời đã quay lưng lại
một người bạn trong lúc hoạn nạn (và phản
bội cả những người Mỹ đã hy sinh tại
Việt
Theo tôi thì Nguyễn Văn Thiệu đã thi
hành nhiệm vụ một cách can dảm trong nhiều năm
chiến tranh để xứng đáng được kính nể và
biết ơn của những ai vẫn muốn thấy
miền Nam Việt
PHẦN 5 .- LAM SON 719
Rõ ràng người ta đã cho rằng chiến
dịch Lam Son 719 vào Hạ Lào là một thảm bại cho
Nam Việt. Tuy nhiên sự thật khác hẳn, vì
hiện nay với băng ghi Abrams và các nguồn tin khác đã
cho biết là quân Bắc Việt thiệt hại nặng
khiến cho chúng mất trớn tổng tấn công miền
Nam để ta có thì giờ kiện toàn
Việt-Nam-Hóa-Chiến-Tranh.
Trong tài liệu WIEU (cập nhật hằng
tuần tình báo) ngày 30 tháng Giêng ta thấy địch quân
biết đôi chút về hành quân vượt biên giới của ta.
Tám ngày trước khi cuộc hành quân khởi diễn, COMINT
(tình báo vô tuyến) nhận thấy địch quan tâm
đến các hoạt động phía ta tại vùng 1 và những khu
vực lân cận Hạ Lào. Đã phát hiện các
truyền tin của địch từ ngày 24 tháng Giêng để
ý đến “quân ta có thể đánh qua biên giới phá
trục tiếp vận của chúng”. Cũng có tin tức là
địch hết sức lo cuộc đổ bộ vào Bắc
Việt và sư xâm nhập Lào từ những chiến hạm
ngoài khơi, vv.
Ngày 8 tháng Hai các đơn vị QLVNCH vượt biên vào Lào
trên trục lộ 9 với thiết giáp, nhẩy dù,
biệt động, thủy quân lục chiến và lục quân.
Tổng số 10,000 quân đã nhập đất Lào vào
cuối tuần. Cùng lúc, 10,600 quân tiến vào Cao Mên.
Khi Đô Đốc McCain Tư Lệnh Thái Bình Dương
(CINPAC) dự thuyết trình ngày 19 tháng Hai thì
được biết các đụng độ khá cao ở cấp
Đại Đội và nhiều trận lẻ tẻ đã
diễn ra trên khắp chiến trường. MACV theo rõi
sáu tiểu đoàn địch đương đầu QĐVN tại Lào. Quân
Đội Mỹ không được phép tham dự nhưng sư yểm
trợ của không lực Mỹ đã mất 21 trực
thăng trong 7,000 phi xuất (tổng số thất thoát trong
chiến dịch là 108 nghĩa là 21 cho 100,000 phi xuất).
Trung Tướng William E. Potts của MCV J-2 đã tóm
lược cho Đô Đốc McCain như sau: “Điểm đáng ghi nhận là
trong chiến dịch Lam Son, địch quân đã đua ra
tất cả những gì chúng hiện có hoặc đang
gửi đến ngoại trừ Sư Đoàn 325 và Tiểu Đoàn 9
thuộc Sư Đoàn 304. Vậy nếu chúng bị thiệt
hại thì chúng sẽ tụt hậu trong một
thời gian khá lâu”. Tướng Abrams nói thêm, “Lẽ cố nhiên
chúng ta mong đón tất cả bọn chúng với toàn thể
sức mạnh của chúng ta”. .
Dầu vậy, đến ngày 20 tháng Hai, nghĩa là
gần hai tuần sau chỉ có sáu Trung Đoàn địch hiện
diện trong chiến dịch Lam Sơn. Thuyết trình viên
nói trong buổi họp chỉ huy WIEU (dự đoán tình
báo hàng tuần) ngày hôm ấy là, “thật vậy sự
phản công mạnh mẽ của địch đã xẩy ra
đêm 18 tháng Hai. Phía ta có một lực lượng tương đương
với 18 tiểu đoàn vẩn tiếp tục tìm
địch thanh toán”.
Đại Tướng Abrams nhấn mạnh với ban
Tham Mưu và các cấp chỉ huy của ông là phải cho quân
Việt
Cho đến ngày 24 tháng Hai MACV vẫn theo dõi sáu
Trung đoàn địch (tăng lên thành bẩy ba ngày sau) trong chiến
dịch Hạ Lào. Trong tường trình cho Tướng Abrams,
thuyết trình viên đã nói rằng bốn tiểu
đoàn trong số 18 cung cấp cho Trung Đoàn địch hình như
đã bị tê liệt. Cũng trong ngày ấy số
tử thương của địch quân được ước lượng là
2,191 người trong khi quân bạn mất 276 mạng.
Đến dây thì một khó khăn lớn xẩy ra
là thiếu hụt trực thăng. Mà Quốc Lộ 9, con
đường chính Đông Tây có nhiều đoạn bị đào sâu lên đến
cả sáu thước khiến cho việc xử dụng con
lộ này hầu như bị gián đoạn. Nhất là loại
bồn chở xăng không thể đi qua được. Bởi vậy
phải tiếp tế bằng phi cơ, ảnh hưởng
nặng nề lên đội ngũ trực thăng. Sự tính toán
điều hành và sửa chữa cấp bách đã xoay lại
tình thế. Cho nên khi Tướng Julian Ewell, một nhân
vật không mấy thiện cảm với chiến
dịch, đi thanh tra ông đã nói, “tỷ lệ sẵn sàng
hành quân (operational readiness) ngày Chủ Nhật khi tôi đến
thăm là 79%, một con số vượt bực”.
Cùng lúc địch tung ra một trận tấn công
lớn với thiếp giáp và tràn ngập cứ điểm 31
là nơi trú quân của Tiểu Đoàn Bộ Đệ Nhất Sư Đoàn
VNCH. Người ta đã ghi nhận địch có 350 quân bị
giết và 15 thiết giáp bị phá hủy đối lại 13
quân bạn chết, 39 bị thương và ba thiết vận xa
bị hư hại.
Người ta nhận thấy ngày mồng 1 tháng Ba
một Trung Đoàn địch nữa đã tham chiến nâng
tổng số lên tám đơn vị (trong 24 tiểu đoàn có sáu
đã bị tê liệt). Đại Tướng Abrams nói,
“thật là một trận khủng khiếp”. Trong buổi
thuyết trình cập nhật ngày 4 tháng Ba thuyết
trình viên đã nhắc lại rằng ngày 11 tháng Hai
đã thấy dấu hiệu địch chuyển sang
thế tấn công. Tuy nhiên sự việc chỉ xẩy ra
ngày 18. Ta có thể nói là địch đã mất quân số
vào khoảng bẩy tiểu đoàn chủ động, còn
số thiết giáp của họ vào khoảng 100 chiếc
lúc đầu thì nay chỉ còn từ 65 đén 70
chiếc mà thôi. Ở thời điểm này ta ước lượng
địch quân có tại hiện trường 15,000 chiến binh
cộng với từ 8,000 đến 10,000 quân hậu cần
trong khi bên ta huy động mười sáu tiểu đoàn chủ
động.
Khi một tù binh thuộc Trung Đoàn 24-B khai rõ
sự tộn thất nặng nề trên đường 92 về
phía Bắc Bản Đông thì phòng J-2 MACV giảm
hiệu lực của địch đi hai Tiểu Đoàn, nghĩa là
trong số 30 Tiểu Đoàn địch thuộc 10 Trung Đoàn tung ra
trên chiến trường đương đầu với quân VN thì
chúng đã mất hẳn 10 Tiểu Đoàn. Tướng Abrams nói,
“Tôi càng tin chắc rằng đây có thể là trận quyết
định chiến cuộc”. Tướng Potts nói thêm, “Họ
mất một nửa chiến xa, một nửa đại bác
phòng không và 10 trên 30 Tiểo Đoàn”.
Trong một buổi cập nhật tình báo
hàng tuần (WIEU) ngày 20 tháng Ba Đại Sứ Bunker nói
Chiến Dịch Lam Sơn đang chấm dứt là một
cuộc hành quân rất thích ứng. Tướng Abrams bèn
trả lời: “Thật là một trận đánh cam go. Tuy nhiên
ảnh hưởng lên phần cuối năm nay hết sức to
lớn. Chúng đã tung nhiều lực vào Lam Son và đã
bị thua đậm”
Ngày 23 tháng Ba khi địch quân tung vào thêm Trung Đoàn
thứ mười ba, thuyết trình viên trình bầy
rằng chín trong số mười một Trung Đoàn đã
bị thiệt hại nặng nghĩa là họ chỉ
còn khoảng 17 Tiểu Đoàn chủ động trong số
33 đem ra. Ngoài ra họ lại còn mất khoảng 3,500
đơn vị hậu cần. Khi các yếu tố dược
trình bầy trong kỳ WIEU thì Tướng Potts nói
thêm, “Không phải các Tiểu Đoàn ấy bị sút kém nhưng
chúng đã bị hoàn toàn tiêu diệt”.
Quân đội VNCH cũng chịu nhiều tổn
thất, 1,416 bị giết và 714 mất tích. Nhiều khí
cụ đã bị phá hủy hay bỏ lại khi vội
vã rút lui. Khi xét lại kết quả, Đại Tướng
Sutherland nhận định như sau: “Khuyết điểm từ lâu
là Bộ Tham Mưu VN không có đủ khả năng thiết kế
và phối hợp Không Lực cũng như phối hợp
yểm trợ không địa. Tuy nhiên họ dã học
hỏi nhiều trong chiến dịch này”.
Quần chúng hết sức ủng hộ trận
Lam Sơn. Khi Đức Ông Thompson tới viếng thăm hồi
cuối tháng Ba người ta đã trình bầy với
ông kết quả cuộc thăm dò dư luận trong 36
tỉnh. Kết quả cho thấy 92% đồng ý
với các chiến dịch như Lam Sơn 719, 3% chống đối
và phần còn lại không có ý kiến. Kết
quả cho thấy một phân xuất rất cao so với
bất cứ lần thăm dò về bất cứ
một vấn đề gì trước đây.
QLVNCH đã chiến đấu trong 42 ngày liền
tại Lào. MACV trình bầy khiêm tốn cho Bộ
Trưởng Lục Quân Stanley Resor là Chiến Dịch Hạ
Lào đã “thử thách QLVNCH trước một địch quân
quyết tâm trong trận địa xuyên biên giới. Chắc
chắn là đã phá được đường tiếp vận
của họ”. Ở Hoa Kỳ người ta kêu đó là một
thảm bại của quân Việt. Lẽ cố nhiên
bộ máy tuyên truyền Hà Nội vội vã túm lấy
cơ hội.
Tuy nhiên Tướng Abrams nhận định là chiến
dịch nhất định có lợi cho QLVNCH. “Từ trước
ta cứ tưởng rằng Bắc Việt có thể
chiến thắng họ. Chiến tranh chưa chấm dứt
nhưng Bắc Việt bắt đầu thấy là họ
phải đương đầu với một công việc khó hơn
nhiều”.
PHẦN 6 .- MỘT CUỘC CHIẾN THẮNG
LỢI
Phương pháp áp dụng trong giai đoạn Abrams đã
có kết quả tốt mặc dầu nhiều người
không tin như vậy. Quân Mỹ đã lần hồi rút nên
quân Việt đạt nhiều thành quả hơn. Vì
chiếm được nhiều đất hơn nên đã thấy
nhiều lính địch quy thuận hơn. Trong năm 1969 có 47,000 hàng
binh cọng thêm 37,000 hồi chánh năm 1970. Mỗi Sư Đoàn
Bắc Quân có 8,689 quân số. Như vậy thì số đào
ngũ của họ trong hai năm bằng chín Sư Đoàn. Đã
đến chiến thắng mặc dầu vẫn phải đánh
nhau là vì Nam Việt đã đủ khả năng giữ
vững chủ quyền và tự lực hành động
với lời hứa yểm trợ của Hoa Kỳ như
họ vẫn làm cho đồng minh tại Tây Đức và Nam Hàn.
Ngay từ cuối năm 1969 John Paul Vann, một nhân
vật chính của chương trình bình định đã
viết cho cựu Đại Sứ Henri Cabot Lodge như sau: “Tôi
không cần thăm Hoa Thịnh Đốn hay Ba Lê như trước
để tìm cách thay đổi chính sách Việt
Ngoài trách nhiệm chiến đấu thay vào quân
Mỹ rút đi, Nam Việt còn phải đương đầu với
nhiều thay đổi chính sách. Đại Tướng Abrams nói
rõ là họ phải vượt qua các trở ngại
mỗi ngày một khó hơn. Ông nhắc lại, “Chúng ta đã
bắt đầu từ năm 1968,. Mục tiêu của chúng ta là
đến 1974 họ phải quất nặng bọn VC để
sau nữa sẽ đập cả bọn Việt Cộng
lẫn quân Bắc Cộng tại miền
“Và nếu cần truy cản Việt Cộng,
Bắc Cộng hay giúp Cao Mên chẳng hạn thì chúng ta
cũng giúp tay vào. Tuy nhiên chúng ta cần hết sức
cẩn thận không có sẽ bị trật đường
rầy. Ta tránh làm như vậy vì nó sẽ làm cho ta điên
lên”. Sự thay đổi đường lối quan trọng nhất
là loại bỏ dự tính giữ lại một lực
lượng Mỹ lâu dài tại chỗ như thể ở Tây Âu
hay Nam Hàn.
Ông Thomas J. Barnes trở lại Việt
Ngay từ giữa tháng Ba 1971 quân đội Việt
Những tin tức từ phía địch đã xác
nhận thành quả. Trong một cuốn sách in bởi nhà
Xuất Bản Thế Giới Hà Nôi, hai tác giả Lưu Văn
Lợi và Nguyễn Anh Võ đã viết, “cuối năm
1968 trong Nam Bộ các Ấp Chiến Đấu và những vùng
xôi đậu đã bị quân đội Sài Gòn chiếm
lại. Cuối 1968 chúng ta đã bị tổn thất
nặng. Địch dồn lực lượng vào công tác bình
định thôn quê gây cho chúng ta nhiều khó khăn trong hai năm
1969-1970. Từ khi quân Mỹ vào Việt
Tháng Giêng 1972 Vann nói rằng “chưa bao giờ chúng ta
phải tham chiến ít như bây giờ. Ngày nay thấy rõ
các vùng quê phồn thịnh, đường xá khai thông, cầu
kỳ mở lại và bạn có nhiều rủi ro hơn
với cả đống Honda và Lambretta ngược xuôi. Chương
trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh đã có kết
quả ngoài tưởng tượng”. Đó là công đầu của
Việt Nam Cộng Hòa.
PHẦN 7 .- TỔNG TẤN CÔNG PHỤC SINH
1972
Thành quả Việt-Nam-Hóa-Chiến-Tranh và việc
bình định nông thôn khiến cho đối phương phải
tìm một phương án khác. Đó là cuộc tấn công Phục
Sinh. Douglass Pike viết: “Không còn là một cuôc chiến
cách mạng nữa, và theo quan niệm của Võ Nguyên
Giáp thì phải qua giai đoạn chiến tranh quy ước
nhỏ giống như ở Triều Tiên”.
Trong vài ngày về Mỹ John Paul Vann đã
trình bầy hiện tình Việt
Theo lịch sử ghi chép của Quân Đội Nhân
Dân thì kế hoạch tấn công 1972 được chấp
thuận bởi Ban Quân Ủy Trung Ương từ tháng Sáu 1971.
Mục tiêu là chiến thắng vào năm 1972 làm cho quân Mỹ
xâm lược phải thưong thảo trong thế yếu. Ông Pike
diễn giải, “đó là một cuộc tấn công toàn
diện với nhân lực, khí giới và tiếp vận quy
mô. Vào giữa mùa Hè tất cả 14 Sư Đoàn Bắc Quân rời
khỏi Bắc Việt. Chúng xử dụng nhiều
thiếp giáp và đại pháo nặng hơn QLVNCH và đạn
dược cũng không giới hạn”.
Cuối tháng Ba 1972 địch tiến hành một
cuộc xâm lăng cổ điển với 20 Sư Doàn và một
trận chiến tàn bạo sắt máu đã xẩy ra. Ông
Douglas Pike viết, “Cuộc tấn công được sửa
soạn công phu đã bị bẻ gẫy vì không
yểm làm cho chúng không tập hợp được và vì sư
chống trả dũng cảm và kiên trì của quân Nam
Việt. Bắc Quân và hệ thống giao thông của chúng
đã bị triệt hạ nặng. Nhưng chính yếu là
QLVNCH và cả Địa Phương Quân đã hiên ngang chống
trả như chưa từng thấy”.
Bắc Quân tổn hại 100,000 người trong
số 200,000 xung trận và có lẽ 40,000 đã bị
giết. Họ đã mất già nửa thiết giáp và
đại pháo. Sẽ cần ba năm để hồi phục
trước khi tấn công lại và Tướng Võ Nguyên Giáp
bay khỏi chức Tổng Tư Lệnh. Trái lại Nam Quân
mất 8,000 tử vong, gần ba lần thương binh và vào
khoảng 3,500 mất tích. Tướng Giáp đã tính sai và
phải trả một giá đắt cho lỗi lầm ấy.
Ông Pike kết luận: “Giáp đã ước sai lòng
quyết tâm và sự chống trả mãnh liệt
của Quân Nam Việt. Hắn sai lầm về sức
đề kháng của QLVNCH”.
Về sau nhiều người chỉ trích nói
rằng Nam Quân đã đẩy lui được Bắc Quân nhờ
có không yểm của Mỹ. Tướng Abrams đã phản
ứng mạnh mẽ và nói với các cấp chỉ huy
của ông rằng, “Tôi không tin là không có không trợ mọi
việc đã giữ vững được. Tuy nhiên phải có
những người Việt
Bọn chỉ trích cũng triệt hạ QLVNCH
cho rằng họ sống sót được là nhờ Quân Mỹ.
Không một ai nhớ rằng 300,000 Quân Mỹ phải đóng
ở Tây Đức là vì người Đức không thể
chống lại Nga Xô Viết hay nhóm Liên Minh Warsaw nếu
không có Quân Mỹ. Họ cũng quên là 50,000 Quân Mỹ
phải lưu lại Nam Hàn để giúp trong trường hợp
bọn Bắc tấn công. Và không ai đã nghĩ rằng
vì Quân Mỹ hiện diện nên phải chê bai và
chế riễu Quân Đội Tây Đức cũng như Nam Hàn.
Chỉ có Nam Việt bị tách rời ra để bôi nhọ
một cách bất công và ác độc mặc dầu chỉ
được không trợ chớ không được Quân Lực Mỹ
hỗ trợ như Đức hay Cao Ly.
Quân Nam Việt đã thực sự đánh bại
cuộc tấn công Phục Sinh 1972 với xương máu và lòng
quả cảm. Đại Tướng Abrams nói với Tổng
Thống Thiệu rằng “nhờ khả năng bén nhậy
của các cấp chỉ huy nên đã gặt hái thành
quả và họ đã chứng tỏ đủ bản
lĩnh đương đầu với cuộc thử thách. Những anh
hùng bảo quốc Nam Việt đã giáng cho quân xâm lăng
một đòn chí tử khiến cho chúng cần ba năm
nữa mới có thể mở lại một cuộc
tấn công quy mô”. Tuy nhiên trong khi ấy bao nhiêu thay đổi
hệ trọng đã xẩy ra trên một bình
diện rộng lớn hơn.
QLVNCH đã trở thành một lá chắn
thiện nghệ, nhanh nhẹn và quyết tâm cho xứ
sở của họ. Tuy nhiên họ đã bị bôi
nhọ bởi những luận điệu tiêu cực gồm
cả vu khống của bọn phản đối Hoa Kỳ
tham gia cuộc chiến hay ít nhất chính sự tham gia
của cá nhân họ hay bọn thân cộng. Trái lại
đã có bao nhiêu thành tích rõ ràng trên trân địa hồi
cuối Xuân và trong mùa Hè 1972.
PHẦN 8 .- BỎ RƠI
Phần
này bàn về tình hình sau khi Hiệp Định
Trong khi ấy thì Bắc Viễt đã
nhận viện trợ không tiền khoáng hậu của các
quan thầy. Theo một cuốn sử xuất bản
tại Hà Nội năm 1994 thì trong vòng chin tháng sau khi
ký kết Hiệp Định Paris, từ tháng Giêng đến
tháng Chín 1973, Bắc Việt đã gửi tiếp tế
vào Nam bằng bốn lần năm vừa qua. Dầu vậy
con số còn nhỏ nhoi so với lượng chúng đưa vào
Nếu chính phủ Nam Việt không ký
Hiệp Định thì không những Hoa Kỳ sẽ đơn
phương tính với bên kia mà Quốc Hội Mỹ cũng nhanh
chóng cắt hết viện trợ. Mặt khác nếu
Việt
Nguyên Tổng Trưởng Quốc Phòng Melvin
Laird giải thích hệ quả như sau. “Trong hai năm sau
Hiệp Định, Nam Việt đã can đảm chống
lại một cách đáng nể một địch quân được
yểm trợ tối đa. Hoà đàm Bắc
Nhiều người Mỹ không thích nghe rằng
bọn độc tài Nga Xô và Trung Hoa đã tỏ ra đáng tin
cậy hơn là nước Mỹ Dân Chủ. Nhưng đó là sự
thật phũ phàng. Phóng viên William Tuohy đã nhiều năm
phúc trình cuộc chiến cho Washington Post viết,
“một chuyện không tin được và không tha thứ được
là một đại cường quốc đã bỏ rơi đồng
minh yếu kém vào tay bọn Bắc Cộng. Nhưng chúng ta
đã làm như vậy”.
Binh sỹ Nam Việt can đảm chiến đấu
cho đến khi viện trợ bị cắt dần dần
rồi ngưng hẳn. Trong vòng hai năm sau khi ký
Hiệp Định Paris Nam Việt đã mất 59,000 quân
tức là nhiều hơn số quân Mỹ tử trận trong
mười năm. Nếu nghĩ rằng dân số Nam Việt
chỉ bằng một phần mười Mỹ Quốc
thì ta thấy rằng sư thiệt hại hết
sức thảm khốc và cường độ trận chiến
đã cao như thế nào.
Bà Merle Pribbenow nhấn mạnh rắng sự ghi
nhận của Bắc Việt cho thấy trong 55 ngày
cuối cùng họ đã phải đương đầu với
một chiến cuộc hết sức gay go. Đó là một
chiến tích đáng ghi cho Nam Việt khi họ biết là
kết cục sẽ chắc chắn như thế nào. Đại
Tướng Bắc Quân Lê Trọng Tấn đã ghi, “Trong giai
đoạn cuối cùng Quân Y của chúng ta đã phải di
tản và chữa chạy cho quá nhiều thương binh, 15
lần nhiều hơn trong trận chiến biên giới, 1.5
lần hơn trận Diện Biên Phủ và 2.5 lần nhiều
hơn trong trận Hạ Lào”. Bà Pribbenow chiết tính là “Quân
Đội Nhân Dân đã chịu tối thiểu từ 40,000
đến 50,000 thương binh và có thể còn nhiều hơn
nữa, nghĩa là còn cao hơn tổng số tổn
thất lúc QLVNCH xụp đổ theo nhận xét của các
sử gia”.
Đại Tá William LeGro đã ở lại DAO
đến phút chót đã có một cái nhìn chính xác về
sự việc. Ông nói: “Sự gỉảm quân viện
Mỹ cho đến gần số không là lý do đưa đến
sự xụp đổ cuối cùng”. Ông nói thêm, “Chúng ta đã
làm một việc hết sức quái gở với
người bạn Việt
Gần đến ngày cuối, ông Tom Polgar đứng
đầu CIA Sài Gòn gửi một điện văn ngắn
ngủi: “Kết quả quá rõ ràng vì Nam Việt
không thể sống sót nếu không có quân viện Mỹ
trong khi khả năng chiến tranh của Bắc Việt
vẫn giữ nguyên với sự trợ lực của Nga
Xô Viết và Trung Cộng”.
Sau chiến tranh tình hình trở nên quá
đen tối như người ta sợ. Phóng viên Seith Adams của New
York Times viết về hoàn cảnh Đông Nam Á một cách xác
đáng và cảm động như sau. “Hơn một triệu người
Nam Việt bỏ xứ. Khoảng 400,000 người bị
đầy vào các trại cải tạo, một ít trong thời
gian ngắn nhưng nhiều người đã bị giam giữ
đến mười bẩy năm. Một triệu rưởi dân
bị cưỡng bách đi các vùng ‘kinh tế mới là những
nơi hoang dã trong hoàn cảnh đói kém và bệnh tật”.
Cựu Đại Tá Việt Cộng Phạm Xuân
Ẩn mô tả sự vỡ mộng của y với
kết quả chiến thắng của cộng sản
đã áp đặt như thế nào lên xứ sở. Ông ta phàn
nàn, “tất cả các lý luận về ‘giải phóng’
trong hai mưoi, ba mươi hay bốn mươi năm qua đã gây ra một
xứ sở nghèo nàn và rách nát lãnh đạo bởi
một lũ ác độc, một bọn lý thuyết gia
ít học và chuyên chế”.
Đại Tá Bắc Quân Bùi Tín cũng thẳng
thắn nói về hậu quả cho cả những
người chiến thắng: “Thật là quá chậm cho
thế hệ tôi, một thế hệ của chiến
tranh, của chiến thắng và bội phản. Chúng tôi
đã thắng nhưng chúng tôi cũng đã thua”.
Sư cố gắng của những người
miền
Trong số cả triệu người trở thành
thuyền nhân một số có thể rất cao đã
bỏ mạng trên biển cả. Có lẽ 65,000 người
đã bị hành quyết bởi bọn tự xưng là
giải phóng. Khoảng 250,000 hay hơn nữa đã chết
trong các trại tù “cải tạo” man rợ. Hai triệu
người bị đẩy ra khỏi quê cha đất tổ
để trở thành một diaspora Việt
Ta không thể hoàn toàn xác định giá trị
của QLVNCH mà không nói đến các cựu chiến binh bị
đầy khỏi xứ với các gia đình của họ
hầu lập nghiệp lại trên đất Mỹ. Đó chính là
một câu chuyện khác về sự can đảm, quyết
tâm và thành quả. Đã biết quá rõ tính chất
của bọn mạo danh là “giải phóng”, một băng
đảng luôn luôn giết hại, gây thương tích, bắt cóc và
ức chế hang ngàn dân vô tội, nên họ bỏ chạy
hàng loạt khi sự chống đỡ tan rã.
May thay nhiều người đã thoát được
đến bờ bến tự do làm lại đời mới.
Mỹ Quốc may mắn đón nhận một triệu di dân
Việt
KẾT LUẬN
Để kết luận, tôi chỉ xin nói rằng
cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến giá
trị, bởi người Nam Việt và các đồng minh
của họ bảo vệ một mục đích cao đẹp.
Tất cả các chiến binh đều đã tham chiến với
một tấm long vô biên và họ đã gần như đạt
được mục đích bảo đảm cho NamViệt có tự do
như một quốc gia độc lập. Có lần một phóng
viên đã nhận xét rằng Đại Tướng Creighton Abrams
phải được chỉ huy một cuộc chiến hay hơn.
Tôi đã nói câu ấy cho trưởng nam của Tướng
Abrahms và được phản hồi ngay; “Cha tôi không nhìn như
vậy. Ông nghĩ rằng người Nam Việt rất
xứng đáng”. Và tôi đồng ý.
Tóm lại, đối chiếu biểu của QLVNCH
bao gồm cà địa phương và nghĩa quân trong năm 1970 rất
tích cực. Rốt cục chúng ta đã không thắng
trận, tuy nhiên tinh thần, sự tận tâm, can đảm và
lòng quyết chí của tất cả các chiến binh
đã nẩy nở thăng hoa trên đất nước này. Chúng ta
đều cùng tiến tới.
NÓI VỀ TÁC GIẢ
Ông Lewis Sorley đã phục vụ tại
Việt
Ông là tác giả của hai cuốn sách, Thunderbolt,
General Creighton Abrams and the Army of His Times và General Harold K. Johnson
and the Ethics of Command. Ông đã viết quân sử nhan
đề, A Better War; the Unexamined Victory and Final Tragedy of America’s
Last Year in
Tài liệu tham chiếu:
1. “Bibliography Periodicals” của Douglas Pike.
2. “History Proves Vietnam Victors Wrong” của James Webb.
3. “The Development of the South Vietnamese Army” của
Thiếu Tướng James Lawton Collins Jr.
4. “Senior Officer Debriefing Report, CG II Field Force,
5. “Message Abrams to Johnson, MAC 5307, 04950Z 6-1967.
6. “Lt-General Dong Van Khuyen, RVNAF Logistics”.
7. “Time, 19 April 1968”
8. “Letter, General Bruce C. Clarke to General Hal C. Pattison”
9. “The History of the Joint Chief of Staff: The Joint Chief of
Staff and the War in
10. “Brigadier Geberal Zeb B. Bradford Jr. Interview, 12 October
1989”
11. “Message, Abrams to Wheeler and McCain, October 1968”
12. “William Colby, ‘
13. “Ambassador Ellsworth Bunker, Thayer Award Address”.
14. “John Paul Vann, Remarks,
15. “Brigadier General Tran Dinh Tho, The Cambodian Incursion”.
16. “Geoffrey Perret, There’s a War to be Won”.
17. “Message, Cliff Snyder, National Archives to Sorley”.
18. “An example of LCol Cau Lê 47 Regiment Commander, 12 years in
combat and 13 years prisoner of the communist, awarded Silver Star and Bronze
Star for valorous combat leadership. Le and his family established a new life
in
19. “General Cao Van Vien et al, the US Advisor”.
20. ”Lt General Ngo Quang Truong, Territorial Forces”.
21. ”General Creighton Abrams at WIEU, 18 April 1973”
22. “Thomas Polgar as quoted in J. Edward Lee and Toby Haynsworth”
23. “Colonel LeGro as quoted in L. Edward Lê and Toby Haynsworth”
24. “Ambassador Ellsworth Bunker, Oral History Interview”
25. “Quoted in Jeffrey J. Clarke, Advice and Support”
26. “As reported by Major General George J. Forsythe, following a
20 January 1968 meeting with President Thieu”
27. “Joint Chiefs of Staff, the History of the Joint Chiefs of
Staff”
28. “Notes by Vicent Davis on telecom during which Vann described
his 15 December 1969 Presentation at
29. “Lester A, Sobel, ed,.
30. “Remarks,
31. “Ellsworth Bunker Interview,
32. “WIEU, 30 January 1973, in
33. “COMUS Update, 16 February 1971”
34. “Briefing with Admiral McCain, 19 February 1971”
35. “Commanders Weekly Intelligence Update, 20 February 1971”
36. “Message, LtGeneral James W. Sutherland to Abrams, March 1971,
Special Abrams Papers Collection”
37. “COMUS with Sir Robert Thompson, 25 March 1971”
38. “Secretary of the Army Brief, 26 April 1971”
39. “Major General Nguyen Duy Hinh, Lam Son 719”
40. “Military Institute of
41. “John Paul Vann, Letter to Henry Cabot Lodge, 9 December 1969,
Vann Papers”
42. “Message, Barnes to Weyand, March 1972, MHI files”
43. “Lưu Van Loi and Nguyen Anh Vu (Le Duc Tho and Kissinger
Negociation in
44. “Remarks,
45. “Douglas Pike, ‘A Look Back at the Vietnam War: the View from
46. “Douglas Pike, PAVN, People’s Army of Vietnam”
47. “Message, Abrams to Laird, May 1972”
48. “Melvin R. Laird, “
49. “The
50. “James L. Buckley, ‘
51. “Merle L. Pribbenow, Message to Sorley, 1 May 2002”
52. “Seth Mydams, ‘A War Story Missing Pages’, The New York Times
24 April 2000”
53. “
54. “The
55. “Colonel Stuart Herrington, Fall of
56. “Australian Minister for Immigration Michael McKeller was
quoted as saying that ‘about half the boat people perished at sea’. Thus he
said in 1979, ‘We are looking at a death rate of between 100,000 and 200,000 in
the last four years’. The Age Newspaper, The Boat People: an Age Investigation”