BUÔN  THẦN  BÁN  THÁNH”.
Philato

Kỳ này th́ ông lỗ to, hơn 400 đệ tử của ông đang lang thang trong giông băo, các tăng sinh dù có được chùa chiền nào cho trú mưa tránh gió th́ vẫn bị cuồng phong đỏ t́m đến truy kích! Đă mấy tháng nay rồi, các đài phát thanh quốc tế như BBC, RFI, Á Châu Tự Do ra rả truyền đi những tiếng kêu cứu của các đệ tử Làng Mai, lời kêu than của Thượng Tọa chùa Phước Huệ, Lâm Đồng, nơi cho các tăng sinh tạm trú, cũng bị làm khó dễ, bị bắt buộc phải đuổi con cái của sư ông ra khỏi chùa, vậy mà tuyệt nhiên không nghe tiếng nói của ông sư “sư ông”!

Ngày 16/12/09, các tăng sinh Làng Mai, học tṛ của Thiền Sư Nhất Hạnh đă chính thức phải rời khỏi chùa Phước Huệ, nơi nương náu cuối cùng của họ. Họ ra đi chỉ có một túi vải đeo vai, một cuốn kinh và một b́nh bát, c̣n đi đâu th́ chính người ra đi cũng không biết đi về đâu,. Trước mắt là phải ra khỏi chùa Phước Huê. Thầy Thích Trung Hải đă gửi đơn lên Tổng Thống Pháp, Sarkozy, xin cho 400 tăng sinh này được tạm trú tại Pháp. Nhưng cho đến giờ phút này th́ Thiền Sư Nhất Hạnh và tăng đoàn Làng Mai (ở Pháp) chưa có phản ứng ǵ về vụ này (RFI).

Có lẽ tính sổ lời lỗ th́ chuyến đi về nước trước kia được khoác áo hoàng bào, đi trên thảm đỏ, tṛ chuyện với Nguyễn Minh Triết th́ ông sư vẫn c̣n lời, c̣n “lời” mà không nói th́ gọi là cái ǵ nhẩy? “Há miệng mắc quai” chăng?

Chuyện thiền ngậm miệng của ông cao siêu làm sao ai mà hiểu được, nhưng việc ông bị bọn buôn thần bán thánh lừa th́ rơ như ban ngày. Ông cứ tưởng đồng bào tấp nập đi cúng vái là có tự do tôn giáo nên ông bị lừa, mà có phải riêng ông đâu, nhiều triệu người bị lừa như thế cả. Chưa bao giờ dưới chế độ CS lại được cúng vái thoải mái như dưới thời XHCN, cứ nh́n rừng người chen nhau đi cúng vái ở các nơi có đặt ḥm “Công Đức” th́ rơ. Đối với CS th́ không có tôn giáo, việc thả lỏng cho dân thờ cúng không phải là có tự do tôn giáo mà chẳng qua chỉ là chuyện buôn thần bán thánh, một nghề không vốn.
     Nói đến nghề không vốn th́ cũng là nghề đang phát đạt đem lại no ấm cho nhà cầm quyền hiện tại. Nhưng thôi, đó là chuyện của “người ta”, nói không bao giờ hết, xin trở lại nghề không vốn ở hải ngoại.

Đang lan man chuyện thiền sư th́ trong nhóm café’có người đố:
- “Càng kéo càng ngắn là ǵ?”
- “Là điếu thuốc lá trên môi của ông đó”
- “Càng to càng nhỏ là ǵ?”

- “Là con cua”.
-  “Càng lỗ càng lời là ǵ?
Chẳng ai biết “càng lỗ càng lời” là cái giống ǵ th́ người đố cười:
- “Là cái nghề không vốn đó”.
Và dĩ nhiên vào cái tuổi “về hiu” th́ chẳng ai tha thiết lạm bàn về cái nghề “càng lỗ, càng lời”, nghề vốn “trời cho”, mà họ lại quay sang chuyện một nghề không vốn khác, hay nói cho đúng là bỏ công sức của bản thân ra không bao nhiêu mà nhờ vào “cái” của thiên hạ mà thu vào th́ nhiều, thí dụ chuyện hát-hỏng là một. Hát một bản nhạc mà “cát-xê” ba bốn xấp th́ có phải là một nghề không vốn không? Ngoài thanh, sắc ra, sự thành công của một ca sĩ nhất thiết là phải dựa vào một bản nhạc hay. Người hát dẫu có đẹp, dài hơi nhưng cứ nhai đi “yêu dài lâu”, nhai lại “dậy đi em mà nấu canh chua” th́ lỗ to.
     Những bản nhạc hay là tim óc của các nhạc sĩ, nhưng hầu như bị thiên hạ mượn làm vốn kinh doanh mà không có được một “lời”. “Bến Xuân” là một trong những bản nhạc “vượt thời gian”, đă đưa nhiều thế hệ ca sĩ lên dài danh vọng, nhưng nhạc sĩ Văn Cao th́ suốt đời nghèo! Ca sĩ nào cũng hát, trung tâm băng nhạc nào cũng bán nhạc của Lam Phương, nhưng ông th́ sống cô đơn! Làm sao kể cho hết những nhạc sĩ cùng hoàn cảnh như Văn Cao, Lam Phương, trong khi nhạc của họ th́ bị khai thác đến tận cùng v.v.. Đau hơn nữa là có những bản nhạc hay, ai cũng biết hát nhưng không ai hay cha của bản nhạc đó là ai! Từ lúc bập bẹ nói cho tới khi rụng răng vẫn hát “Ánh trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già..” nhưng mấy ai biết tác giả bản nhạc này?

Trong các “xô” văn nghệ, em-xi chỉ biết giới thiệu tên ca sĩ, tên bản nhạc mà đếch thèm giới thiệu tác giả bản nhạc đó! Những chương tŕnh đố nhạc th́ chỉ hỏi thính giả bản nhạc tên ǵ, ca sĩ là ai, có bao nhiêu người đoán đúng 2 câu hỏi trên mà không bao giờ hỏi cha đẻ ra bản nhạc đó là ai!
     Thật là bất công, vô ơn và tàn nhẫn đối với những người sáng tác, thiết nghĩ tên bản nhạc và tên người sáng tác phải gắn liền với nhau, một ngàn lần nói tên bản nhạc th́ phải một ngàn lần nhắc tên nhạc sĩ, mặc dù chỉ nhắc tên xuông, người hát ôm bạc, nhạc sĩ ôm “búng đọi”! Xướng danh tên tác giả bài hát là phép lịch sự tối thiểu, là lẽ công bằng và cho những ai ăn quả th́ phải nhớ kẻ trồng cây.

     Cũng liên quan tới nghề không vốn là có không ít “tác giả” xuất bản những tác phẩm để kiếm ăn mà ḿnh chỉ là tác “giả”, c̣n tác “thiệt” th́ thiệt cả ch́ lẫn chài, nhất là các đề tài về chiến tranh. Quanh đây, chúng ta thấy có những quảng cáo bán sách, CD, DVD những “tuyển tập” các trận đánh, tài liệu lịch sử v.v..
     Khi c̣n cầm súng “pằng-pằng” th́ chỉ có những nhà văn chuyên nghiệp viết về chuyện chiến trường như Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ v.v..Nhưng sau chiến tranh và nhất là ngày nay ở hải ngoại, những người lính xưa bị “gẫy súng” th́ nay họ cầm viết để kể chuyện “Đồng đội cũ chiến trường xưa”. Các anh KQ, HQ, BB, TG, PB, ND, BĐQ, TQLC kể lại chuyện sống chết của bạn bè và chính bản thân họ trên khắp mọi chiến trường từ Bến Hải tới Cà Mâu ra hải đảo. Họ kể lại diễn tiến một trận đánh nhưng lại là những tài liệu sống thực và vô cùng quư giá giúp cho mọi người hiểu rơ về sức chiến đấu và hy sinh của người lính VNCH hơn. Những bài viết này hầu hết ở trong các đặc san quân đội và một số bài viết cũng đă được các cơ quan truyền thông như radio, báo chí, nhất là các tạp chí về lính giúp phổ biến rộng răi hơn, được nhiều người biết đến hơn. Phải thành thật cám ơn và biết ơn sự giúp đỡ vô vị lợi của các cơ quan truyền thông này.
     Chỉ là những người lính kể chuyện đánh giặc nên anh em chúng tôi rất vui được người khác hỏi đến, có người mất ngủ v́ sẽ được phỏng vấn trên radio, hănh diện hơn nữa là được lên TV để kể về một trận đánh ngày xưa ở B́nh Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng, Trị Thiên Vùng Dậy v.v.. Nắn nót cả tháng, xóa đi viết lại mới kể được câu chuyện về trận đánh Cổ Thành, xoa tay rồi gửi cho tuần báo XYZ, hồi hộp chờ rồi lo âu tự hỏi:
 - “Không biết bài ḿnh có được đăng hay không?”
Ngày báo xuất bản, chạy vội đi mua một tờ, mở ra xem, thấy bài của ḿnh có trong đó, mở cờ trong bụng, mỉm cười, liếc xung quanh xem có ai không rồi mua thêm chục tờ, hai chục tờ nữa để dành hoặc mang ra bưu điện gửi cho người thân và bạn bè ở xa. Phải nhắc lại một lần nữa là những tay súng xưa mà nay cầm viết rất biết ơn và cần đến các nhật báo, tạp chí để phổ biến các bài “viết không ra viết, kể chuyện không ra kể chuyện” của anh em chúng tôi.
     Nhưng cũng có những người “thông minh”, biết được tâm lư của những người lính “ham vui” nên họ đă gom các “anh lính” này lại, son phấn tí chút, sửa móng chân dũa móng tay rồi đóng thành “tuyển tập” hay “tập truyện”, tốn thêm chút đỉnh $ để quảng cáo thế là có ngay một “tác phẩm” của ḿnh để đem đi bán! Nghe tưởng đùa mà có thật, chẳng cần nêu danh bảng vàng th́ thiên hạ cũng biết tên, v́ ông quảng cáo quá mà.
     Có vị c̣n cao tay hơn là đi t́m tung tích các tay súng oai hùng xưa kia rồi dí cái mi-cờ-rô vào tận miệng người ta để hỏi và thâu âm những chuyện xa xưa, thế là người lính có bao nhiêu ấm ức tức tối v́ chiến công đă bị bỏ quên nay đem ra trút hết vào cái mi-cô, mi-cô mà chẳng được “mi” cô. Không sao, được trút bầu tâm sự là khoái rồi c̣n người thâu âm để làm ǵ th́ kệ họ. Người thâu âm đem về cắt xén, insert thêm vài tấm h́nh, lồng vào vài tràng súng nổ, mấy đọan nhạc hùng là có ngay môt DVD “hoành tráng” để bán, ai chết th́ mặc xác các anh, tiền tôi bỏ túi!
      Hội IRCC (ai-rờ-c-c) của ông Giao Chỉ vừa ra thông báo sẽ phát hành cuốn DVD “Lịch Sử Quảng Trị, Mùa Hè 72” vào các ngày 19&20/12/09 tại San Jose’. Mại dô, mại dô, mua mau th́ c̣n, mua chậm cũng vẫn c̣n, khai thác triệt để.
     Được biết những tháng gần đây ông GC đă rất vất vả đi t́m để phỏng vấn các TQLC tham dự trận chiến mùa Hè 72 và tái chiếm Cổ Thành để thực hiện DVD này. Trong số các tiểu đoàn trưởng Mũ Xanh trực tiếp chiến đấu tại mặt trận QT và tái chiếm Cổ Thành có vị nào trả lời phỏng vấn của ông Giao Chỉ không? Chắc là không và một điều chắc chắn là vị Lữ Đoàn Trưởng TQLC chỉ huy toàn thể cuộc chiến tại QT đă không nói ǵ trong những DVD này v́ ông linh cảm sự hy sinh của anh em thuộc cấp sẽ “được” đem bán!.
Vậy th́ những DVD của ông “ai-rờ-c-c” này nói về cái ǵ nhỉ? Hay chỉ là tiếng nói “chính thức” của những người hùng ngồi ở Saigon mà bắn súng ngoài Quảng Tri? Bắn như thế ắt là phải “nổ” to lắm! Và những người lính TQLC đă hy sinh v́ Tổ Quốc nay chắc không vui khi biết sự hy sinh của ḿnh đang “được” rao bán. Rất hy vọng và tin tưởng rằng “đại bàng” Giao Chỉ không kinh doanh trên những xác người v́ lợi ích riêng tư.
    
Thật là đáng quư nếu những tác phẩm trên được sưu tầm phổ biến như những tài liệu vể cuộc chiến của người lính để bảo vệ VNCH th́ những người đă hy sinh hoặc c̣n ở lại chiến trường xưa cũng cảm thấy được an ủi, dù thiếu mắt để coi, thiếu tay để cầm DVD này. Nhưng nếu thực hiện với mục đích thương măi, một vốn bốn lời th́ cũng là một nghề không vốn, hoặc đúng với thực chất của nó là buôn thần bán thánh.
     Những ai đă từng sống và chiến đấu dưới hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH th́ hầu như tất cả đều nồng nhiệt đón nhận các tài liệu hoặc tác phẩm có liên quan đến cuộc chiến, đến các lănh đạo và các cấp chỉ huy xưa. Cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” của ông Nguyễn Tiến Hưng, hoặc cuốn “Biến Động Miền Trung” của Liên Thành là những thí dụ cụ thể, người người nối đuôi nhau để chờ “xin” chữ kư của tác giả, tôi là một trong những người thích “của lạ” đó.
Từ thập niên 60, tôi đă nâng niu cuốn sách đồ sộ “Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống” của Lương Khải Minh, rồi ôm kỹ những cuốn hồi kư của các ông Vương Văn Đông, Nguyễn Chánh Thi, “Đổ Máu”, Đỗ Thọ, Trần Văn Đôn, Lư Ṭng Bá, Trần Quang Khôi vv.. nên khi thấy xuất hiện một bộ DVD dưới cái tên “Việt Nam Đông Á 35 Năm Băo Lửa” là tôi chụp liền. Hai chữ “Băo Lửa” chắc chắn là phải ghê gớm hấp dẫn hơn “Khói Lửa” nhiều, khá khen cho người thực hiện đă biết cân nhắc cẩn thận tững chữ, “băo” thay cho “khói” th́ hẳn bộ DVD này chắc chắn là hay, giá nào cũng phải mua.
Bộ DVD gồm 6 cuốn với thứ tự và tên như sau: “Á Đông Khói Lửa, Ngô Đ́nh Diệm, 365 Ngày Biến Động, Phan Khắc Sửu, Quân Lực Lănh Đạo Quốc Gia, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu”. Quả thực là những tài liệu quư giá. Giám đốc sản xuất là Lê B́nh, biên soạn lời dẫn giải Vương Hồng Anh, giá bán $ 14.00.
Chưa cần biết nội dung ra sao, cứ nh́n mặt mà bắt h́nh dung nên tôi gọi điện thoại ngay cho ông anh, chú em và một vài người bạn thân hăy chạy ù ra tuluc.com mà ôm cho được 6 cuốn DVD tài liệu lịch sử hiếm quư này. Tôi không quên nhắc họ rằng đừng ḥng tôi cho mượn để xem chùa và tuyệt đối cấm không cho bất cứ ai “bơn-biếc” ǵ cả.
Buổi chiều vừa đi làm về đă nghe ông anh gọi:
_ Chú đă coi DVD 35 năm chưa?
_ Chưa, c̣n để dành, chờ lúc thật thoải mái xem mới đă.
 Một lúc sau chú em gọi rồi tới những người bạn mà tôi đă nhiệt t́nh thúc dục họ đi mua, tất cả cùng một câu hỏi “đă coi chưa” rồi họ im lặng.
Cái ǵ đây? Chắc là hay lắm nên tôi tắm rửa thật kỹ rồi lên giường nằm coi DVD 35 năm của VABC television. Coi xong tôi cũng phải im lặng luôn!
Qua ngày hôm sau, thấy im lặng là đồng lơa, nhưng không biết phải nói làm sao cho hai ông B́nh-Anh hài ḷng! Khó quá nên cứ chạy ṿng quanh chuyện buôn thần bán thánh của thiền sư, của ca sĩ mà không dám đi thẳng vào vấn đề. Nay th́ xin nói thật, thời gian coi một cuốn DVD này được ghi là một giờ, nhưng hay quá nên tôi coi 6 cuốn một lúc trong ṿng 30 phút. Bởi v́ tất cả những ǵ có trong 6 cuốn DVD này tôi đă thấy ở khắp mọi nơi, người thực hiện chỉ cần góp nhặt là xong hết. Tuy chỉ bỏ ra 84$ ($14x6) là tiền lương 2 ngày làm việc để mua trọn bộ 6 cuốn, nhưng đọc xong mới thấy bộ tài liệu này là “vô giá”!
 Nếu quư vị nào hỏi tôi sau khi xem xong th́ nghĩ thế nào? Khó nói, tôi xin mượn câu chuyện của Ba-Giai Tú-Xuất đời xửa đời xưa thay cho câu trả lời.:
“ Ngày xửa ngày xưa có hai tên phá làng phá xóm là Ba-Giai và Tú-Xuất, Ba Giai ra ḥn đảo giữa sông, lấy cót vây kín xung quanh rồi chui vào bên trong đánh trống gơ phách thổi kèn om ṣm. Thằng Tú Xuất quảng cáo là có xiếc, ai muốn ra xem Free th́ thuê nó chở ghe ra coi. Cả làng cả tổng rủ nhau đi ghe ra coi, thằng chèo ghe vớ bộn, c̣n những ai coi “xiếc” xong th́ đều ngậm ngùi, nếu có ai hỏi “hay không” th́ chỉ biết cúi đầu im lặng, nói không lên lời! V́ trong lều che kín không có ǵ cả, chỉ có cái thùng rỗng và một miếng cạc-tông mà 2 thằng xỏ lá đă viết câu “Tổ cha đứa nào coi xong mà nói lại cho người khác biết”.
     Đó là chuyện đời xưa c̣n chuyện DVD hôm nay! Cứ khai thác măi, làm tiền trên xác những người đă hy sinh, bán h́nh xác TT Diệm với giá trên trời th́ có vẻ như “buôn Thần bán Thánh” quá, tệ hơn cả người làm nghề không vốn

Philato