“PHỞ CÙ” ….. 50% OFF.
Philato
Thời buổi kinh tế khó khăn, thất
nghiệp gia tăng, vật giá leo thang
nên các nhà hàng vắng khách, ông chủ ngồi không bận ǵ
bèn đập ruồi cho bơ ghét khiến con gái bảo phải
quảng cáo mới có khách ba ơi. Đúng quá đi chứ,
có khá nhiều quảng cáo hấp dẫn, như “ngày mai ăn khỏi trả tiền”, tiệm bún ḅ
XXX “khuyến măi*” ăn một tô tặng một tô, tô tặng
này ăn tại chỗ miễn tu-gô. Một
trong những quảng cáo mà họ hàng nhà “Mồng-Tơi”
chúng tôi thích nhất là phở 50% off.
Nhưng món “phở-cù” 50% off th́ đặc
biệt hơn, nhà kinh doanh ngành này họ có khối óc thông
minh và con mắt thong manh nh́n quanh là có tiền, họ t́m ra
thị trường trong giới HO nói riêng và cựu QN nói
chung. Cứ quan sát mà xem, thành phần này trong héo ngoài
tươi ở độ tuổi trung b́nh 65, ở tuổi
cái ǵ cũng lên, đường lên, mỡ lên, máu lên, muối
cũng lên v.v.. chỉ có một cái xuống, đó là sức
khỏe, nếu “nắm bắt” được cái “chỉ
xuống” này th́ ắt hẳn kiếm ăn to. Hằng ngày
đọc các trang cáo phó chúng ta thấy đa số các cựu
QN, cựu tù “cải tạo” thường lên tàu vào độ
tuổi 6 bó nên họ bèn mở cửa hàng “phở-cù” để
phục vụ giới hom-hem. Nào chúng ta cùng
đi t́m xem nó ở đâu.
Phuhotrac tôi được lệnh đại
diện đơn vị tới chia buồn và nói lời
phân ưu cùng tang quyến chiến hữu CXH, tuy lễ phủ
kỳ diễn ra vào lúc 6 giờ chiều, nhưng v́ ở
xa, sợ kẹt xe trên xa lộ, sợ cái xe Cressida đời
1984 dở chứng dọc đường th́ việc quan
trọng, nên tôi đi sớm và đă có mặt lúc 4.30 pm. Sớm
quá, không biết làm ǵ nên đi tới đi lui, có khi chui vào
trong xe cho bớt lạnh. Có lẽ cái vẻ sốt ruột
và lúng túng đó khiến một người có mắt tinh
đời đến thăm hỏi t́nh h́nh:
_ Chắc anh đến làm lễ
phủ cờ cho CXH?
_ Không, phủ KỲ chứ
không phải cờ.
_ Vâng th́ kỳ hay cờ cũng thế, mọi
việc đă chuẩn bị xong xuôi chưa mà sao trông anh có
vẻ lo lắng thế.
_ Tôi chỉ tham dự chứ không phải
người phụ trách, nhưng chắc chắn là toán chịu
trách nhiệm làm lễ sẵn sàng cả rồi, cám ơn
anh đă lo lắng dùm.
_ Không có chi, nhưng nếu có ǵ trục trặc
th́ cứ gọi ngay cho em, tụi em sẵn sàng giúp đỡ
đúng lúc, đáp ứng mọi nhu cầu, có cả
đoàn xe jeep dẫn đầu, muốn
bắn 21 phát súng cà-nông cũng có. Đây là
bi-zi-nét cạc.
Dứt lời, người tốt bụng
dúi vào tay tôi
một cái cạc rồi đi lẫn vào đám nhân viên của
Peek-Fa. Cầm cái cạc trong tay mà ḷng thầm
nghĩ nhà quàng này chu đáo thật. Nhưng khi nh́n vào chi tiết
quảng cáo trong danh thiếp th́ mới biết đây là một
cơ sở kinh doanh khác, một vụ ăn theo
người về cơi phúc.
Mắt đang mờ v́ thương nhớ
thằng em c̣n đang nằm trong kia, tôi
không tin vào mắt ḿnh. Nếu đây là một
việc thiện, một việc làm vô vị lợi, là v́
t́nh nghĩa để giúp tang gia các cựu chiến hữu
th́ thật đáng trân trọng. Nhưng theo
lời quảng cáo th́ có thể, tôi xin nhấn mạnh là CÓ
THỂ là một cơ sở làm ăn. Nếu đúng
như thế th́ xin chủ nhân cho phép tôi nói lời thô tục
là một vụ ăn theo người chết,
đó là tiệm phở-cù, nói lái nói ngược cho vui theo
cái nghề ngược ngạo này chứ thực tên của
nó là tiệm “phủ cờ”!
Mấy
ngày qua tôi đă nghe nói về hiện tượng độc
nhất vô nhị này rồi nhưng vẫn c̣n nghi ngờ,
cuối tuần đi một ṿng qua vài tụ điểm
café mà giới CQN thường ngồi như trong Phước
Lộc Thọ, Planet, Lan Hương, Tip-Top, Factory th́ đều
nghe tiếng thở dài về cái dịch vụ đầy
ḷng thương tiên huyền này. Và hôm nay là “được”
ông thần cầm lưỡi hái trao cho tấm thiệp mời
đi ăn phở cù!
Thời nhiễu nhương
xưa có nghề khóc mướn, một nhóm cô hồn
đánh hơi thấy nhà tang nào có tiền mà thiếu tiếng
khóc bèn đến khóc mướn để kiếm ăn.
Trông đám này diễn xuất th́ đúng là buồn mà
cũng phải cười, nam đang ngồi uống
rượu, chửi thề, nữ đang nhai trầu
đánh tứ sắc, thấy có khách đến phân ưu
là ngưng bài bạc rượu chè, chùm khăn tang lên đầu
rồi trống kèn ̣-í-e xen với tiếng rên la thảm thiết
“ối cha (mẹ) ôi”. Khi khách thôi vái th́ bọn
này cũng ngưng khóc ngay, quay lại vui chơi tiếp,
thương vay khóc mướn là thế.
Lại tới thời nhiễu
nhương sau 75, khi chó nhẩy bàn độc th́ sinh ra những
tṛ dị hợm, có nhẩy đít-cô ăn theo
đám táng, có hề đi theo quan tài, điều mà ai
cũng thấy tại thành Hồ! Nay ra hải ngoại,
tưởng chuyện đùa zai trên đă chết, nhưng
khốn thay nó đang manh nha xuất hiện!
Nghi lễ phủ quốc kỳ
lên quan tài là chỉ dành cho quân nhân từ trận, những
ai hy sinh v́ Tổ Quốc mà thôi, chuyện này khỏi bàn
thêm. Nay ra hải ngoại, việc làm lễ phủ kỳ
cho các cựu quân nhân từ trần không biết xuất
phát từ đâu và vào lúc nào nhưng thuở ban đầu đă
có nhiều dư luận phản đối, nhiều bài viết
không chấp nhận việc làm sai nguyên tắc này, nhưng
cũng có những ư kiến ủng hộ với những
lư do cũng thuận tai và cho đến thời điểm
này 2010, nghi thức phủ kỳ cho các cựu quân nhân qua
đời đă thành nếp, không c̣n là vấn đề
bàn căi nữa.
Người
nằm trong quan tài th́ phủ hay không không cần thiết,
nhưng thân nhân người quá cố cảm thấy bớt
đau khổ, cảm thấy được an ủi khi nh́n đồng đội trịnh
trọng phủ lá quốc kỳ lên thân xác người ra
đi. Người thân cảm thấy ấm
ḷng khi ôm lá Quốc Kỳ gói trọn anh linh phần hồn
người quá cố vào ngực trong khi phần xác th́
vĩnh viễn đi vào ḷng đất hay ḷ thiêu.
Nghĩa
tử là nghĩa tận, ngày nay ở hải ngoại, dù có
là ǵ đi nữa th́ cái gốc vẫn là dân Việt với
truyền thống phân ưu, xẻ buồn để an ủi tang gia và tiễn đưa các cựu
quân nhân quá văng sao cho trang nghiêm, nghi lễ phủ kỳ là một.
Đây
là những giờ phút thiêng liêng, trang trọng do tấm ḷng
của chính các đồng đội, của đơn vị,
của quân binh chủng mà thuở sinh thời người
quá cố đă từng phục vụ, không thành phần nào
khác thay thế được. Nếu chẳng may có sự
“ăn theo” th́ nghi lễ phủ kỳ mất
hết ư nghĩa và trở thành tṛ khóc mướn.
Trước
đây tại Nam Bắc CA và một vài nơi trên đất
Mỹ đă có một tổ chức “quân đội”, với
quân phục huy hiệu và cấp bậc đầy đủ
trông rất đẹp, h́nh như có cái tên là Lực lượng
Trừ Bị US ARMY, có nhiều cựu QN VN tham gia và
được thăng cấp cao hơn thời c̣n là quân
nhân VN thực sự. Tổ chức này phủ kỳ, chào
kính và được phép bắn súng tiễn chân, (dĩ
nhiên là đạn mă tử) người quá cố. Phải
công nhận là họ thực hiện những buổi lễ
như vậy rất nghiêm trang khiến tang gia cũng
được an ủi. Họ tự
nguyện mà không đ̣i hỏi chi phí nào cả, nhưng vẫn
bị đời mỉa mai với cái tên không đẹp
chút nào: “Đoàn Quân Nhà Đ̣n”.
“Đoàn
Quân Nhà Đ̣n” với hảo tâm như thế mà sớm nở
tối tàn, không biết đă phủ được bao
nhiêu lá cờ mà nay th́ không c̣n nữa. Một trong những nguyên nhân tồ chức này chết
yểu v́ nghĩa cử khóc hộ xem ra có vẻ làm sao ấy.
Vậy mà nay lại có người nghĩ ra
tṛ buôn QUỐC KỲ th́ tài t́nh thật.
“Giấy
rách phải giữ lấy lề”, tổ tiên ta đă dạy
thế, bộ Quốc Pḥng, bộ TTM, nơi đưa ra
những quy luật tuy “đă rách” nhưng những bộ
quân phục vẫn c̣n là cái nề, cái nề là đ̣i hỏi
mặc sao cho đúng lúc đúng chỗ, đúng người.
Một khi đă mặc vào th́ phải cho chỉnh tề,
không thể gắn thêm lên đó đủ thứ linh tinh
như anh hề Bốp-Hốp. Bộ quân phục c̣n quan trọng
như thế huống chi là lá Quốc Kỳ, biểu
tượng cho hồn thiêng sông núi, biểu tượng cho
tất cả các anh linh tử sĩ đă v́ dân v́ nước
mà chiến đấu mà hy sinh th́ không v́ bất cứ lư do
ǵ mà có hành động thiếu tôn kính huống chi lại
dùng lá Quốc Kỳ để làm kế sinh nhai.
Một
nhà hàng, một cơ sở kinh doanh vừa khai trương
th́ sẽ nhận được những lời chúc mừng
“hồng phát”, c̣n cơ sở phủ cờ vừa khai
trương, vừa nhét vào tay tôi cái cạc bi-zi-nét th́ biết
nói ǵ đây?
Lịch
sự với quư anh để chúc các anh làm ăn phát đạt,
có nghĩa là có nhiều các cựu QN lên tàu suốt, có
nghĩa rằng th́ là rủa đồng đội hăy mau
mau lên đồi! Chỉ v́ chúc ví tiền của
các anh mau to mà tôi rủa đồng đội tôi chết sớm
th́ hóa ra tôi là phường bất nhân bất nghĩa, chẳng
ra cái giống ǵ.
C̣n
công ty phở-cù, khi mở ra dịch vụ này th́ các anh
ước mong ǵ, khấn vái ǵ? Không lẽ lại
cầu cho tưng bừng khai
trương rồi âm thầm đóng cửa?
Thôi
th́ để đôi bề được vuông ṛn, quư anh cứ
âm thầm, âm thầm trong bóng tối mà “giúp đỡ” nếu
có ai nhờ vả để kiếm thêm thu nhập,
nhưng xin đừng mang cặc vi-zít đi tặng, đừng
quảng cáo chào hàng, đừng “khuyến măi” buy one get one
free, đừng rêu rao phủ một cờ tặng một
tô phở-cù.