Siêu Quậy – Người Hậu Nghĩa

Ông Cựu Quận Trưởng Củ Chi Lê Xuân Sơn

 

 

(Con Ong Việt số 89 tháng 1-2008)

 

Một buổi sáng, khoảng cuối năm 1994, niên trưởng  Hoàng A. khóa 20 đến tìm gặp tôi nói nhỏ:

-  Ngày mai thằng Sơn, Lê Xuân Sơn khòa 21 nó đến, tôi bảo lãnh nó về San Diego, nó là em họ bên bà xã tôi , mai nhờ D. đi  với tôi ra phi trường đón, gia đình  5 người.

Tin thật bất ngờ, tôi im lặng vài giây, thoáng nghĩ về mối quen biết với Lê Xuân Sơn  khoảng ba mươi năm về trước, thuở còn là học trò. Quả thật, quả đất tròn, mà lại nhỏ, lanh quanh rồi lại gặp nhau ở đây, một nơi xa với khung trời Sài Gòn  cả nửa vòng trái đất.

Để dò xem niên trưởng A đang nghĩ gì và có biết gì nhiều về Lê Xuân Sơn không.  Tôi nhìn thẳng vào mắt niên trưởng A. nói bâng quơ:

-  Một con cọp dữ khóa 21 về San Diego!

Niên trưởng A. có lẽ hiểu ý câu nói của tôi nên trầm tĩnh trả lời:

-  Nó được một thời thôi D. ạ!  Sau 75 có lẽ nó cũng hết rồi, cũng đi tù và bây giờ qua đây chắc cũng “start” lại từ đầu như mọi người thôi. Trong đám Võ Bị, ngoài tôi là họ hàng, nó không muốn một ai biết và không muốn liên lạc với bất cứ ai. Không hiểu tại sao nó biết có D. ở đây và có nhắc đến D. nên tôi mới rủ D. mai ra phi trường đón nó. Bỏ qua mọi chuyện đi, đừng nghĩ gì cả, coi như mình đón một anh em Võ Bị đến định cư, giống như những lần trước.

                

Gia đình tôi và gia đình Lê Xuân Sơn cùng quê ở Ninh Bình Bắc Việt,  nhưng vào trong Nam, tôi mới được biết sơ qua về gia đình LXS. Ngày bé có một vài lần đi theo các anh lớn của tôi đến chơi nhà LXS, ban đầu ở  Trung Chánh Hóc Môn, sau ỡ ngả ba Ông Tạ, ngay bên cạnh lò Heo Chánh Hưng. Cuối năm 1964, anh kế của tôi và LXS rủ nhau cùng nộp đơn đi Võ Bị khóa 21 nhưng đến khi giấy gọi trình diện thì anh tôi đã đi Pháp. Năm ấy tôi vừa xong tú tài một, cầm giấy gọi trình diện nhập học Võ Bị của anh tôi, tôi đã quyết định  chọn con đường binh nghiệp cho đời tôi. Tôi viết hai lá thư, một cho ông anh bên Paris đại ý nói năm tới xong tú tài hai tôi sẽ đi Võ Bị thế cho anh, sau này làm tướng sẽ cấp giấy chiếu khán cho anh về. Và, một cho Lê Xuân Sơn theo địa chỉ trường Võ Bị, hỏi thăm về đời sống quân trường và hẹn sẽ vào khóa 22.  Nhận được hai lá thư trả lời đều trái ngược với dự đoán của tôi. Thư trả lời của anh tôi: “Xong phần hai, cố lo giấy tờ đi Pháp. . .”.  Thư trả lời của Lê Xuân Sơn: “kinh hãi, không nên vào, D. chịu không nổi đâu, năm tới vào gặp tôi, tôi phạt chết. . .”

 

     Cuối năm 1966, tôi mới trốn nhà vào khóa 23 Võ Bị. Ngày LXS mãn khóa là ngày tôi nhập trường.

Chỉ khoảng một năm sau khi Lê Xuân Sơn ra trường, cuối năm 67, đầu năm 68, tiếng đồn Lê Xuân Sơn đã về đến trường Võ Bị. Không phải như của các đàn anh khác đem tin chiến thắng, vinh thăng về trường cho đàn em phấn khởi, mà là tiếng đồn xấu, LXS làm ăn, chùm buôn lậu vùng biên giới! Đàn anh khòa 22 lên bục chấn chỉnh đàn em đã xa gần mỉa mai:

-  Quân trường này dậy chiến trận, dậy cách sống hào hùng, dậy xanh cỏ hay đỏ ngực, không dậy buôn lậu. . .”

Suốt 4 năm học, tôi nín thinh không bao giờ thố lộ với ai là có quen biết với Lê Xuân Sơn, họ đã coi Lê Xuân Sơn như một tỳ vết, con dòi, con bọ của khóa, của trường.

 

     Cuối năm học thứ hai, tôi về Sài Gòn học nhẩy dù, ngày chủ nhật đi phép từ trại Hoàng Hoa Thám, nhân tiện đi ngang ngã ba Ông Tạ, tôi ghé nhà tìm thăm Lê Xuân Sơn. Lê Xuân Sơn không có nhà, Bác N. ba của LXS tiếp tôi rất ân cần, hỏi thăm gia đình tôi, hỏi thăm anh tôi và cả ông chú T. của tôi bên Pháp. Tôi nửa thật nửa đùa chỉ cái xe hơi bọc kín đậu trước của nhà:

-  Cháu nghe nói anh Sơn làm ăn khấm khá lắm phải không bác?

Ông cụ nhăn mặt:

-  Nó vẫn là thằng nghịch tử, không dậy được, phá làng, phá xóm, trộm cắp  từ ngày bé. . . của phi nghĩa cháu ạ.

     Từ ngày ấy tôi không gặp LXS cũng không có dịp thăm hai cụ thân sinh ra LXS nữa.  Nhưng, được nghe rất nhiều chuyện về LXS, về gia đình LXS, họ  ăn nên làm ra, xây sửa nhà cửa, xây cổng, làm tường ngăn cách với hàng xóm. Ông bà cụ thân sinh ra LXS đã thay đổi, hách dịch hơn xưa, hơn cả thời làm điền chủ ở ngoài Bắc với những người trong họ và những người quen biết, bà cụ đi hụi hè, đi đánh chắn đã có tài xế đưa đón . . . . Và, LXS không còn bị coi là thằng nghịch tử, mất dậy nữa mà đã thành quý tử, cột trụ của gia đình, mua sắm, xây nhà , sửa nhà, hỏi vợ, lấy vợ cho anh, cho em. . . .  Thường khi “của” còn ít, cha mẹ anh em chê, cho là của phi nghĩa, đến khi của ngập nhà thì của phi nghĩa biến thành của có nghĩa! Ông bà cụ, anh chị em trong nhà đã vui vẻ ngồi chung chiếu, ăn cùng mâm với LXS. . . mâm cỗ có xương, có  máu chiến sĩ, có những mưu toan, giết người, lừa lọc, buôn lậu. Không biết khi nhắm mắt lìa đời ông cụ thân sinh của LXS có kịp nghĩ rằng, ngày xưa, có một lần mình lỡ chửi LXS, chửi cả chính mình ăn phải của phi nghĩa!.

     Cũng từ đó, LXS không còn là của trường Võ Bị Quốc Gia, không còn là của khóa 21. Khóa 21 họp khóa ngay ở ông Tạ, bên kia đường, xế nhà LXS vài cái ngõ cũng không mời gọi LXS , không cho phép LXS tham dự. Lê Xuân Sơn đã vấy bùn lên thanh danh một quân trường. Không cần phải đợi người đuổi, tự LXS đã phải lẳng lặng cúi đầu tránh xa. Cho dến hôm nay ở xứ tị nạn này, quyền thế danh vọng ai cũng mất cả rồi, gia tài chỉ còn là tình đồng đội, nghĩa đồng môn, còn chút dư hưởng hào quang của quá khứ và niềm hãnh diện về quân trường ấy. LXS không có được gì cả! không có trường mẹ, không có đồng môn, đồng đội, chỉ lủi thủi, chui trốn, lánh mặt mọi người, núp trong tối ném đá dấu tay, phá hoại cộng đồng người Việt quốc gia ở hải ngoại, để bảo toàn tài sản của mình, của con trai Lê Trường Ân và  của anh em dòng họ còn ở Việt Nam. Vợ con Lê Xuân Sơn không có niềm hãnh diện sánh vai với gia đình các bạn đồng môn, đồng khóa. Ngay ở San Diego này, các cựu sinh viên sĩ quan trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam sinh hoạt mật thiết với nhau trong hội,  không ai biết đến LXS, không ai biết mặt LXS ngoại trừ tôi và một niên trưởng khóa 21. Không ai nhắc nhớ là có Lê Xuân Sơn Khóa 21 Võ Bị Đà Lạt.

     Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Những người con gái của LXS rất ngoan hiền. . . ngoan hiền như cam chịu số phận khát nước, gánh chịu cho cha những oan nghiệt cha đã gây ra trong cuộc đời này. . Và,  cháu Hợp đã đau đớn, ra đi khi còn quá  trẻ, ra đi với lời chăn chối rằng. . . . con xin gánh trả giùm cho cha những oan nghiệt, những ác nghiệp cha đã gây ra trong cuộc đời này.

     Phần câu chuyện liên quan giữa tôi và Lê Xuân Sơn còn rất dài, nhất là những chuyện xảy ra hiện tại, Lê Xuân Sơn lộ diện nằm vùng, xử dụng một website thực hiện từ trong nước, ban biên tập từ trong nước để quấy rối, đánh phá cộng đồng người Việt Quốc Gia ở San Diego. Nhưng, tôi xin tạm ngưng ở đây để nhường phần cho Người Hậu Nghĩa. Hẹn quí vị trong những bài viết kế tiếp.

Nếu quí vị muốn biết thêm về những hành động của LXS trong quá khứ và hiện tại, quí vị có thể đọc những bài đã phổ biến trên nguyệt san Con Ong Việt hoặc trong websites  www.Tinparis.net ,  www.conongviet.com , www.chinhnghia.com ,  www.haivannews.com 

 

Sau đây là phần trích dẫn từ bài viết của Người Hậu Nghĩa viết về LXS.

 

Người Hậu Nghĩa.

 

     Tôi là ân nhân tình cờ của Lê Xuân Sơn, tình cờ thôi rồi cách ly nên không bị mưu sát như ông Q.Nam hiện đang định cư ở WA!. Cũng lại tình cờ, tôi biết rất nhiều chuyện về LXS, nhiều  hơn ông Q.Nam nên lẽ ra ngày ấy tôi đáng chết, đáng bị ám sát hơn ông Q.Nam.

     Bây giờ tôi đã gần tám mươi, thì quý ông Con Ong có thể đoán được, LXS đối với tôi ngày ấy chỉ là hàng em út, hàng con cháu, nhưng Lê Xuân Sơn là loại rất nguy hiểm và ngày ấy, tôi có thể mất mạng như chơi. Tôi không biết phải dùng danh từ nào để gọi LXS, gọi là con quái vật? thằng bệnh hoạn? Thằng khốn kiếp hay là Nhạc Bất Quần? . . . nó là một con vật tối nguy hiểm trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày ấy,  tham danh, tham tiền, tham gái . . . Nó ra đời có sẵn bản chất thủ đoạn, độc hiểm, gian manh mà trời lại cho nó cái miệng lưỡi lém lỉnh. Lê Xuân Sơn vào đời, hại đời  bằng những ưu khuyết điểm ấy. . . . . .

     Tôi không xử dụng computer và cũng không phải là người hay viết lách, ngoài việc ngày xưa biết thảo văn thư hành chánh, nên tôi chỉ có thể viết nháp các sự việc, các sự kiện liên quan đến Lê Xuân Sơn, có thể là lộn xộn,  không theo thứ tự thời gian rồi tùy qúi ông sử dụng, sắp xếp. Những chuyện tôi viết ra đây về LXS là tai nghe mắt thấy, giấy tờ công văn của chính tôi và lời kể có kiểm chứng của những nhân viên dưới quyền tôi . . ..

.     .     .     .     .     .  ( đoạn này cắt bỏ  sẽ đăng ở một bài khác)  . .     .     .     .     .     .     . .     .     .     .     .     .     .

     Bà Mười An ngày ấy khỏang  40, trông rất trẻ, gọn gàng, lanh lẹn, vui vẻ ( nhan sắc . . . rất thường) , bà giao thiệp với cấp lớn tướng tá của cả hai bên,  từ tư lệnh vùng, sư đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng, tỉnh trưởng. Giới làm ăn thường gọi tắt là “Chị Mười”. Cả hai phe đều có ăn chịu với bà cả về việc quân đến các dịch vụ buôn bán trên trục lộ từ Cao Miên về Sài Gòn. Rất nhiều người biết chuyện, có thể cả an ninh quân đội cũng biết, nhưng mọi việc vẫn được dàn xếp ổn thỏa bằng những thế lực lớn ở bên trên.  Việc kín đáo nhất mà tình báo Mỹ theo dõi không phải là việc thương lượng, tiếp tế buôn bán với phía bên kia mà là buôm lậu bạch phiến. Sao này có một vị tướng tư lệnh vùng bị tử nạn (tôi không muốn nhắc đến tên người đã khuất, một người có nhiều ưu điểm về quân sự nhưng cũng có rất nhiều khuyết điểm và tai tiếng),  người ta nghi ngờ ( không tìm được tài liệu kiểm chứng) là có dí nh dáng đến bà Mười An, đường dây buôn bán bạch phiến và tình báo Hoa Kỳ.

     Ngày ấy, thiếu úy, trung úy non choẹt như Lê Xuân Sơn không có cân lượng nào với “chị Mười”, chỉ như loại em út, khi có việc cần thì chị dúi cho ít tiền tiêu xài, chia chác với anh em để bà sai bảo mà thôi. Nhưng LXS có duyên may được gặp bà Mười An thường xuyên và theo hộ tống bà trong nhiều dịch vụ làm ăn. Mồm mép Bắc Kỳ dẻo kẹo, ngọt ngào, lại ma lanh khôn khéo, nên Lê Xuân Sơn lấy được cảm tình, từ chị chị em em, vòi vĩnh, xin xỏ, đến đùa dỡn, cợt nhả thân thiện. . . (lính tráng trong vùng ai cũng biết về củ chỉ thân mật giữa LXS và chị Mười) . Đùng một cái, có tin đồn, rỉ tai nhau rằng chị Mười  “vướng . . . bầu” với Lê Xuân Sơn. Và LXS phải nhận lời lấy cô Vàng con gái chị Mười, lúc ấy cô Vàng mới khoảng 19,20  tuổi nhưng đã lấy một thiếu tá cảnh sát từ mấy năm trước và đã có hai con, như một trao đổi công việc làm ăn cho mẹ ( trai tráng vùng Gò Dầu Hạ, Tây Ninh chê Cô Vàng xấu ma chê, quỷ chạy).   Tù sau ngày làm con rể bà Mười An, LXS lên như diều gặp gió,  làm đại đội trưởng trinh sát, từ trung úy lên đại úy, lên thiếu tá trong vòng hơn hai năm, rồi bà Mười An mua luôn cho chức Quận Trưởng Củ Chi. Bà còn than với nhiều người rằng: “Tiếc là lon nó (Lê Xuân Sơn) còn nhỏ quá!”.

     Những người quen biết và giới thân cận của bà Mười An cho biết, từ sau ngày LXS làm quận trưởng, nó lấn lướt, sai khiến được bà Mười An vì nắm được nhiều bí mật của bà, phải nói là hai mẹ con bà Mười An nể sợ và nghe lời Lê Xuân Sơn. Công việc làm ăn sau này đa phần do LXS quyết định. Lê Xuân Sơn có đường dây báo cáo và chung trực tiếp lên tướng vùng, không qua hệ thống tỉnh như các ông quận và tỉnh trưởng khác. LXS còn bắt liên lạc, điều đình thẳng với phía bên kia qua một huyện ủy và tỉnh ủy của Việt Cộng. Nghe nói là An ninh sư đoàn biết và có theo dõi nhưng không làm gì được vì thế lực của LXS dựa vào bà Mười An và một ông tướng vùng rất lớn. Ở San Diego có trưởng ty an ninh quân đội tỉnh Hậu Nghĩa Thiếu Tá H.M.S chắc chắn biết rất rõ về Lê Xuân Sơn, sao các ông Con Ong không hỏi?.

 

     Một câu chuyện kể lại qua một bà tỉnh trưởng là: - LXS không bao giờ đem vợ (cô Vàng) đi dự bất cứ một buổi lễ lạc nào trên tỉnh, lúc nào ghế của bà quận cũng bỏ trống. Một lần ông tỉnh trưởng hỏi sao không đem phu nhân đến tham dự. Lê Xuân Sơn dù chỉ là quận trưởng nhưng phách lối, coi thường cả tỉnh trưởng, hất mặt trả lời: - “Vợ tôi chỉ được quyền biết có hai việc, trên giường và dưới bếp”.

 

     Phải nói tên LXS là một con quái vật, nhiều mưu mẹo gian ác và xảo quyệt. Tôi còn biết một vụ thưa kiện của một gia đình tại quận Củ Chi, vì bị tình nghi là giao liên nên bị thẩm vấn điều tra nhiều lần, cả năm sau, ông bố mới biết là cả hai cô con gái của mình trong những lần lên hỏi cung đã được ông quận đặc biệt mời gặp riêng, ân cần chỉ bảo, giúp đỡ và cả hai cô đều đã bị ông quận . . . làm thịt. . . . Không biết thế lực của ông quận lớn đến mức nào, mà khi đơn kiện lên đến tòa tỉnh thì ngày tháng xảy ra những sự việc bị sửa đổi,  rơi vào thời gian còn trách nhiệm của ông quận trưởng nhiệm kỳ trước, Lê Xuân Sơn ung dung thoát nạn . . .

     Còn cả trăm việc có vấy xương, vấy máu quân dân miền Nam mà trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp từ bàn tay con quái vật Lê Xuân Sơn  này gây ra. Nếu quý ông Con Ong không chê, tôi sẽ dần dần, mỗi tuần  viết gửi các ông, miễn phí.

 

Còn Tiếp. . . . .

 

Người Hậu Nghĩa.