Hoàng Hôn Nghề Nail ?
Tom Huỳnh,
J.D.
Trong thời gian qua, chúng tôi
đă có nhiều bài viết đề cập đến
vấn đề tiệm nail của người Việt
khắp Hoa Kỳ từ vài năm nay đă cùng một lúc
trở thành mục tiêu kiểm tra của cơ quan lao
động và cơ quan thuế vụ, và hầu hết khi
bị kiểm tra đều bị phạt vạ nặng
nề v́ không hiểu rơ luật lệ thuế vụ và lao
động áp dụng trong vấn đề sử dụng
và thuê mướn người thợ làm việc trong
tiệm. Nhiều
chủ tiệm sau khi bị phạt đă phải dẹp
tiệm và bỏ nghề.
Đây quả thật là một vấn đề đang
gây hoang mang cho rất nhiều chủ tiệm nail ở
Mỹ, đặc biệt là giữa t́nh h́nh kinh tế khó
khăn hiện nay.
Gần đây, qua tiếp xúc
với nhiều chủ tiệm nail tại các tiểu bang, chúng
tôi nhận thấy hầu hết do lâu nay may mắn làm
ăn xuông sẽ, v́ vậy đă có cái nh́n rất sai lệch
hoặc không nhận thức được những
phức tạp trong vấn đề thuế vụ và
luật lệ lao động liên quan đến nghề nail,
từ đó rất dễ bị phạt vạ trong những
vụ kiểm tra của các cơ quan lao động và
thuế vụ đang diễn ra tại nhiều thành
phố ở Hoa Kỳ.
Các luật
lệ thuế vụ và lao động áp
dụng cho người thợ nail
Như đă đề cập
trong những bài viết trước đây, luật
thuế vụ Hoa Kỳ cho phép người thợ làm nail hay
làm tóc tùy vào mỗi trường hợp riêng biệt, có
thể được xếp vào diện “employee,” tức là
nhân viên của chủ, hoặc cũng có thể là một “independent
contractor,” nói nôm na là người làm việc độc
lập. Ngoài ra
c̣n có những trường hợp người thợ thuê
chổ làm riêng trong tiệm của chủ, mà danh từ
trong nghề thường gọi người thợ đó
là “boot renter.” Mặc
dầu có sự khác biệt trong một số chi tiết liên
quan đến vấn đề định nghĩa,
hầu hết luật lệ về thuế vụ và lao
động áp dụng cho “independent contractor” và “booth renter” đều
tương đối giống nhau. Theo luật của một
số tiểu bang, danh từ “independent contractor” và “booth
renter” cùng lúc được dùng chung cho người thợ
nail hay tóc không phải là “employee” của chủ tiệm.
Trong thời điểm gay go
hiện nay, dầu tiệm nail có thợ là “employee” hoặc
“independent contractor,” chủ tiệm cần phải hiểu
rơ và tuân hành các luật lệ lao động và thuế
vụ áp dụng cho từng trường hợp th́ mới
mong tránh bị phạt vạ trong những cuộc kiểm
tra của các cơ quan liên hệ.
“Employee”
“Employee” là công
nhân viên làm việc dưới sự điều khiển
và kiểm soát của người chủ. Theo
luật thuế vụ, người chủ tiệm nail khi
trả lương cho thợ là “employee,” phải khấu
trừ một phần tiền lương của
người thợ để nộp trước các
khoản thuế mà người thợ phải chịu. Thêm vào đó, chủ cũng
phải đóng góp phần thuế của chủ theo quy
định của các đạo luật liên bang “Federal
Insurance Contributions Act” (FICA) và “Federal Unemployment Tax Act” (FUTA),
cùng với các khoản thuế quy định bởi
tiểu bang nơi hành nghề.
Luật thuế vụ cũng đ̣i hỏi
người thợ nail là “employee” phải báo cho chủ
tiệm biết số tiền “tip” nhận được
hàng tháng, gồm cả tiền mặt và khi khách cho “tip”
bằng thẻ tín dụng. Và chủ tiệm phải
cộng số tiền “tip” mà người thợ nhận
được vào chung với tiền
lương để tính ra số thuế cần khấu
trừ khi trả lương cho người thợ. Trên mẫu W-2 của người
thợ nail, tổng số tiền “tip” cũng phải
được ghi chung như là tiền lương mà
người thợ này đă nhận lănh.
Về các quy luật lao
động, nếu người thợ nail là “employee,”
chủ phải trả lương giờ cho người
thợ với mức tối thiểu (minimum wage) tùy theo quy
định khác nhau của mỗi tiểu bang, và
lương giờ phụ trội (overtime) nếu có, cũng
như phải định giờ giải lao và ăn
trưa của người thợ, v.v... Và tại hầu hết các
tiểu bang, chủ c̣n bắt buộc phải có bảo
hiểm lao động (workers compensation
insurance) cho người “employee.”
Ngoài ra, luật cũng đ̣i hỏi chủ tiệm
phải niêm yết đầy đủ các thông báo (posters)
về luật thuế vụ và lao
động mới nhất theo đúng quy định
của liên bang và tiểu bang nơi hành nghề.
Khi bị kiểm tra bởi
cơ quan lao động hay thuế vụ, người
chủ tiệm nail có thợ là “employee” phải có dữ
kiện cụ thể để chứng minh đă tuân hành
đầy đủ các luật lệ và quy định
vừa kể trên đây.
“Independent
Contractor”
Thợ nail làm theo
diện “independent contractor” (hoặc “booth renter) là một
người tự doanh (self-employed) và sẽ tự ḿnh
đóng thuế theo quy định của luật liên bang
“Self-Employment Contributions Act (SECA). Nếu thợ nail là “independent
contractor,” người chủ tiệm sẽ không buộc
phải theo các quy luật thuế vụ và lao động
áp dụng đối với “employee” như đă tóm lược nơi
phần bên trên. Luật
cho phép “independent contractor” được dùng nhiều h́nh
thức khấu trừ để giảm thiểu tối
đa số thuế phải đóng.
Hầu hết các tiệm nail
của người Việt lâu nay đều hoạt
động theo lối ăn chia và dùng thợ
dưới h́nh thức “independent contractor.” Khi bị kiểm tra bởi cơ
quan lao động hay thuế vụ, chủ tiệm trong
trường hợp này sẽ có trách nhiệm phải
chứng minh người thợ là “independent contractor” sao cho
đúng với luật lệ hiện hành. Nếu thanh tra của các cơ quan
này không đồng ư với sự chứng minh của chủ
tiệm, người thợ sẽ được xem là
“employee” và chủ sẽ bị phạt v́ phạm luật
thuế vụ và lao động. Và trong trường
hợp này, người thợ nail cũng sẽ bị
cơ quan thuế vụ kiểm toán.
Làm
thế nào để chứng minh nếu thợ nail hay tóc là
“independent contractor”
Hiện nay, sở thuế
liên bang IRS (Internal Revenue Service) có đề ra 11 yếu
tố và tiêu chuẩn tổng quát để xác định
người đi làm là “independent contractor” nhằm vào
mục đích thuế vụ.
Các yếu tố này thường quy về
điểm căn bản là mức độ điều
khiển và kiểm soát của người chủ đối
với người đi làm liên quan đến công việc
và tài chính của người đó, và mối quan thực
tế giữa đôi bên. Tuy nhiên, các yếu tố do IRS đề ra không
có tính cách tuyệt đối, và sẽ được nhân
viên cơ quan thuế vụ linh động áp dụng tùy
theo ngành nghề và từng trường hợp cá biệt,
đặc biệt là trong nghề nail.
Bên cạnh những yếu tố
của IRS, cơ quan lao động tại các tiểu bang khi
đến kiểm tra những tiệm nail và tóc trong
thời gian gần, đă dùng một số tiêu chuẩn
riêng theo từng tiểu bang trong việc phân định
người thợ là “employee” hay “independent contractor,”
nhằm mục đích áp dụng các quy luật về lao
động. Và
tại một số tiểu bang, các yếu tố này có
phần mâu thuẩn và khắc khe hơn so với cơ quan
thuế vụ.
Ngoài ra, luật lệ thi hành bởi hội
đồng thẩm mỹ (State Board) của gần 20
tiểu bang ở Hoa Kỳ hiện nay cũng đ̣i
hỏi người thợ nail phải hội đủ
một vài điều kiện riêng để
được xem là “independent contractor” hoặc “booth renter.”
Nếu hành nghề tại
một trong các tiểu bang có đặt ra những
điều kiện riêng, chủ tiệm và thợ nail là
“independent contractor” cũng bắt buộc phải tuân theo những
điều kiện đó. Tuy nhiên, cần hiểu rơ là
sự tuân hành những điều kiện đó chỉ là để
hợp lệ với State Board mà thôi, chứ hoàn toàn không có
giá trị chứng minh người thợ là “independent
contractor” đối với cơ quan thuế vụ hay
cơ quan lao động.
Những sự kiện thực tế như
vừa tóm lược trên đây cho thấy mặc dầu
luật lệ cho phép người thợ nail có thể là
một “independent contractor,” các định nghĩa nhằm
phân định sự khác biệt giữa “employee” và
“independent contractor” trong nghề nail cho đến nay vẫn
c̣n rất phức tạp, phát xuất từ định
nghĩa và sự diễn dịch khác biệt của cơ
quan thuế vụ và cơ quan lao động, cùng với
những điều kiện ấn định bởi State
Board tại các tiểu bang. V́ vậy, nếu có thợ là
“independent contractor,” chủ tiệm không nên xem thường vấn
đề và cần phải hiểu rơ quy định
của mỗi cơ quan hầu có thể chứng minh
người thợ là “independent contractor” theo định
nghĩa của từng cơ quan khi bị kiểm tra.
Trong thời gian gần đây, rất nhiều
chủ tiệm nail lâu nay ăn chia và dùng mẫu 1099-MISC
để trả tiền công cho thợ, v́ không hiểu rơ
luật lệ nên cứ nghĩ rằng chỉ cần kư
với thợ một giấy hợp đồng (contract)
th́ sẽ chứng minh người thợ là “independent
contractor” khi bị kiểm tra bởi các cơ quan hữu
trách.
Trên thực tế, nếu chủ
tiệm không có sự hiểu biết chính xác về
luật lệ cùng với tiêu chuẩn phức tạp và
lắc léo của cơ quan thuế vụ và cơ quan lao
động, tờ hợp đồng rơ ràng chỉ là
một h́nh thức dán nhăn hiệu cho người thợ,
sẽ không giúp được ǵ cho việc chứng minh
người thợ là “independent contractor.” Cần biết rằng các cơ
quan thuế vụ và lao động tại mỗi tiểu
bang sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố và tiêu
chuẩn khác nhau để xác định người thợ
nail là “independent contractor” hay “employee.” Tại California là tiểu bang
đă có rất nhiều tiệm nail và tóc bị phạt
nặng nề trong các đợt kiểm tra gần đây
của cơ quan lao động, Ủy Viên Lao Động (Labor
Commissioner) Angela M. Bradstreet cho biết rằng tờ
giấy hợp đồng do người thợ kư tên
sẽ không chứng minh đưọc người đó
là “independent contractor.”
Hoàng
hôn nghề nail ?
Từ nhiều năm qua,
cơ quan thuế vụ và lao động đă bắt
đầu lưu ư đến sự kiện nghề nail thường
thâu vào rất nhiều tiền mặt, và hầu hết
thợ nail lâu nay vẫn thường được
chủ tiệm xếp vào diện “independent contractor” không
đúng thực tế để tránh thuế và vấn
đề bảo hiểm lao động. Những đợt kiểm tra
gần đây là để buộc các chủ tiệm nail thi
hành đúng đắn luật lệ thuế vụ và lao động, và người thợ cũng
đóng phải thuế theo đúng lợi tức thật
sự của ḿnh.
Thực tế cho thấy
nghề nail của người Việt trên đất
Mỹ đă và đang ngày càng trở nên khó khăn, không c̣n
dễ dàng như những thập niên đă qua. Trước
đây, nghề nail thường lo ngại tổn thất
khi bị phạt trong các vụ thanh tra vệ sinh và
giấy tờ hành nghề bởi State Board. Ngày nay, ngoài ảnh hưởng do
t́nh h́nh kinh tế suy thoái và các vụ phạt vạ của
State Board, tiệm nail c̣n đang là mục tiêu kiểm tra
của các cơ quan thuế vụ và lao
động ở khắp các tiểu bang. Cũng cần biết rằng tùy
theo tầm cở và thời gian hoạt động của
tiệm nail vi phạm, các khoản tiền phạt từ
cơ quan lao động và thuế vụ sẽ không có mức
giới hạn và là món nợ được xác
định bởi án lệnh của ṭa, và tất cả
tài sản cá nhân của người bị phạt sẽ
trở thành thế chấp cho khoản tiền phạt
phải trả.
Tóm lại, t́nh h́nh hiện nay
đ̣i hỏi những ai c̣n muốn tiếp tục theo đuổi nghề nail cần phải có
một cái nh́n thực tế trong vấn đề thuế
vụ và luật lệ lao động áp dụng cho ngành
nghề của ḿnh. Đối với chủ tiệm, dù
thợ là “employee” hay “independent contractor,” cần phải quan
tâm t́m hiểu rơ ràng các quy định hiện hành trong
vấn đề thuế vụ và luật lệ lao
động, và có sự chuẩn bị cần thiết
hầu tránh bị phạt vạ khi có cuộc kiểm tra
bất ngờ của các cơ quan lao động và
thuế vụ.
Cần biết
thêm thông tin, có thể liên lạc với tác giả qua
điện thoại số (949) 943-4396.
Tom Huỳnh,
J.D.