Ngày Càng Có Nhiều Chủ Nhân Bị Phạt Vạ

V̀ KHÔNG TRẢ LƯƠNG TỐI THIỂU CHO NGƯỜI LÀM

 

Tom Huỳnh, J.D.

 

 

 

Hoa Kỳ có nhiều luật lệ rất chặt chẽ nhằm bảo đảm quyền b́nh đẳng về cơ hội làm việc của người dân. Thêm vào đó, Đạo Luật Tiêu Chuẩn Lao Động Công Bằng FLSA (Fair Labor Standards Act) của liên bang cũng bảo đảm các phúc lợi lao động cho công nhân, mà chính yếu là quyền được hưởng mức lương tối thiểu và lương giờ phụ trội (overtime) khi làm việc trên đất Mỹ.  Ngoài ra, mỗi tiểu bang cũng có những bộ luật liên quan đến vấn đề phúc lợi của công nhân, được áp dụng song hành và bổ túc cho đạo luật FLSA của liên bang. Và điểm đặc biệt là các luật lệ về phúc lợi lao động được ban hành để bảo vệ đồng đều cho tất cả mọi người làm việc ở Mỹ, bất kể t́nh trạng di trú.

Trong vài năm gần đây, tin tức ghi nhận được từ khắp nơi tại Hoa Kỳ cho thấy ngày càng có nhiều công nhân lao động đă khiếu nại với các cơ quan lao động và kiện chủ nhân ra ṭa để đ̣i thiệt hại v́ cho rằng không được trả đủ lương tối thiểu và giờ phụ trội trong khi làm việc. Theo luật hiện hành, khi chủ nhân vi phạm luật lương bổng, công nhân có quyền khiếu nại với cơ quan lao động, và cơ quan này sẽ điều tra và có thể kiện chủ vi phạm để đ̣i lại tiền lương cho công nhân. Ngoài ra, công nhân cũng có quyền tự ḿnh kiện chủ nhân ra ṭa, và có thể được ṭa án cho hưởng những khoản tiền bồi thường nhiều hơn. 

Vấn đề lương bổng và phúc lợi của công nhân viên

Luật lệ về lương bổng và phúc lợi của công nhân lao động tại Hoa Kỳ có nhiều điểm rất phức tạp. Nói cách tóm lược, khi một cơ sở thương mại có thuê mướn công nhân viên, ngoài một số trường hợp miễn trừ, luật pháp Hoa Kỳ đ̣i hỏi chủ nhân phải trả lương cho công nhân viên tối thiểu là bằng mức ấn định của liên bang, hoặc của tiểu bang nơi làm việc nếu ở đó quy định mức lương tối thiểu nhiều hơn của liên bang. Vào thời điểm tháng Tám 2010, mức lương tối thiểu ấn định bởi chính phủ liên bang là $7.25/một giờ.  Tuy nhiên, luật của 14 tiểu bang và vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn (D.C.) quy định cho người đi làm tại đó phải được hưởng lương giờ tối thiểu nhiều hơn mức ấn định bởi liên bang.  Ngoài việc quy định chủ phải trả lương cho công nhân theo mức tối thiểu, luật cũng buộc chủ phải trả thêm lương overtime khi công nhân làm việc nhiều hơn 40 giờ trong một tuần lễ hoặc 7 ngày. Cách thức tính số lương cho giờ overtime cũng có phần khác biệt tại một số tiểu bang. Và bên cạnh vấn đề lương bổng, luật lao động tại nhiều tiểu bang c̣n quy định cho công nhân phải được khoảng nghỉ giữa buổi và thời gian để ăn uống, tùy theo số giờ trong ca làm việc. 

 

Đối với những công nhân lúc làm việc có nhận thêm tiền “tip” ngoài tiền lương giờ, điển h́nh là trường hợp những người hầu bàn ở các tiệm ăn, một số các tiểu bang cho phép chủ nhân được trả lương giờ dưới mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu tổng số tiền lương giờ cộng với “tip” của người làm vẫn không bằng mức lương giờ tối thiểu tính trên tổng số giờ đă làm, chủ phải trả thêm phần sai biệt cho bằng với tiền lương giờ tối thiểu tại tiểu bang đó. Tại Alaska, California, Guam, Minnesota, Montana, Nevada, Oregon và Washington, chủ không được phép trả lương cho công nhân dưới mức tối thiểu dù người này có nhận thêm tiền “tip” trong lúc làm việc. Và trong mọi trường hợp, đạo luật FLSA cấm chủ không được lấy tiền “tip” của người làm.
  

T́nh trạng vi phạm luật lương bổng và các vụ kiện ngày càng gia tăng

 

Mặc dầu đạo luật FLSA của liên bang đă ra đời từ năm 1938 và quy định cho công nhân được quyền hưởng lương theo mức tối thiểu, một cuộc thăm ḍ vào năm 2008 thực hiện bởi các trường đại học University of California Los Angeles, Univerity of Illinois-Chicago, Cornell University và Rutgers University nhắm vào những thành phần lao động làm việc với mức lương thấp tại các đô thị lớn ở Mỹ, cho thấy t́nh trạng vi phạm luật trả lương tối thiểu và overtime đang là một vấn đề rất phổ thông.  Cuộc thăm ḍ cũng cho biết có đến 26 phần trăm người lao động đă bị trả lương dưới mức tối thiểu, và 76 phần trăm người làm thêm giờ đă không được trả lương overtime theo đúng luật định. Tại các tiểu bang có luật cho công nhân được nghỉ giữa buổi hoặc thời gian để ăn uống trong ca làm việc, 69 phần trăm người lao động đă không được hưởng khoản phúc lợi này.  Hầu hết trường hợp vi phạm thường xảy ra tại các doanh nghiệp mà chủ cho công nhân lănh lương khoán hàng tuần, hoặc trả tiền mặt không làm bảng lương (payroll) theo luật thuế vụ.  Nạn nhân thường là những người gốc thiểu số và ít dám kêu nài v́ sợ bị trả đũa có thể phải mất việc.

 

Để đối phó với t́nh trạng vi phạm luật lương bổng, thông tin từ Bộ Lao Động Hoa Kỳ (U.S. Department of Labor) cho biết cơ quan này trong vài năm qua đă tuyển dụng thêm 250 điều tra viên nhằm gia tăng việc điều tra và truy tố các chủ nhân vi phạm, và đă thâu hồi cho công nhân những khoản tiền lương bị trả thiếu lên đến hàng trăm triệu Mỹ kim.  Chỉ riêng trong sáu tháng đầu năm 2009, Bộ Lao Động đă thâu lại hơn $82 triệu Mỹ kim tiền lương mà các chủ nhân đă trả thiếu cho công nhân. Trong năm 2010, Bộ Lao Động c̣n được ngân khoản để tuyển dụng thêm 200 điều tra viên phụ trách việc điều tra các vụ vi phạm luật lương bổng của công nhân lao động.  Theo lời đương kiêm Bộ trưởng Lao Động Hoa Kỳ là bà Hilda L. Solis vừa mới nhậm chức vào tháng Hai năm 2009, cơ quan này sẽ tiếp tục làm việc không ngừng cho đến khi mọi công nhân lao động phải được trả lương đúng luật.  Cần lưu ư rằng trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, chủ nhân ngoài việc phải trả các khoản tiền bồi thường, cũng có thể bị truy tố về h́nh sự, nghĩa là có thể bị lănh án tù.

 

Bên cạnh các nổ lực của Bộ Lao Động trong việc điều tra các vụ vi phạm đạo luật FLSA như vừa kể trên đây, thông tin của văn pḥng hành chánh các ṭa án liên bang Hoa Kỳ (Administrative Office of the U.S. Courts) cho thấy những vụ công nhân kiện chủ nhân ra ṭa v́ phạm luật lương bổng trong những năm vừa qua cũng đă tăng lên gấp đôi. 

 

Chủ nhà hàng Á châu và tiệm nail cũng bị kiện

 

Trong thời gian qua, ngày càng có rất nhiều chủ nhân các doanh nghiệp nhỏ đă trở thành mục tiêu của những vụ điều tra và kiện tụng liên quan đến đạo luật FLSA.  Và ngoài chủ nhân các chợ thực phẩm, xưởng may, dịch vụ rửa xe, tiệm bán lẻ, v.v…, nhiều chủ nhà hàng Á châu và tiệm nail cũng đă và đang là mục tiêu của các vụ khiếu kiện đ̣i bồi thường v́ những vi phạm liên quan đến vấn đề lương tối thiểu và overtime của công nhân.

 

Trường hợp điển h́nh là vào tháng Mười 2008, ṭa án liên bang đă phạt vợ chồng chủ nhân hệ thống nhà hàng Saigon Grill tại vùng Manhattan, New York phải bồi thường số tiền thiệt hại đến $4.6 triệu Mỹ kim cho 36 người làm công việc đi giao đồ ăn bên ngoài cho khách v́ không được trả lương tối thiểu và overtime trong suốt nhiều năm.  Chủ nhân Saigon Grill sau đó c̣n bị truy tố h́nh sự v́ tội làm giả mạo các chứng từ lương bổng của công nhân. 

   

Cũng tại Manhattan, New York vào tháng Ba năm 2009, một người chủ của 8 tiệm ăn Á châu sau khi bị công nhân khiếu nại và bị điều tra bởi cơ quan lao động, đă chịu trả $2.3 triệu Mỹ kim cho những công nhân bị cắt xén lương tối thiểu và overtime trong suốt nhiều năm. Trong vụ này, cơ quan lao động phát giác ra đă có những người giúp việc trong bếp phải làm đến 60 giờ một tuần mà chỉ được lănh $1,200 mỗi tháng, tính đồng đều là khoảng $5.00/một giờ.  

 

Trong nghề nail, rất nhiều chủ tiệm cũng đă bị khiếu nại và bị kiện v́ không trả đủ lương tối thiểu và overtime cho thợ nail. Và theo báo cáo gần đây của The Brennan Center for Justice thuộc phân khoa luật tại trường đại học New York, t́nh trạng vi phạm luật trả lương tối thiểu và overtime rất thường xảy ra trong các tiệm nail.   

 

Vấn đề thợ nail khiếu nại và kiện chủ tiệm vi phạm luật lương bổng trong thời gian gần đây, có lẽ đă bắt đầu phổ biến từ cuối năm 2007 sau phán quyết của ṭa án liên bang buộc chủ tiệm “167 Nail Plaza” tại New York phải bồi thường $182,000 cho một cô thợ nail v́ đă không trả lương tối thiểu và overtime cho cô này trong suốt nhiều năm. Từ đó đến nay, ngày càng có thêm nhiều vụ thợ nail khiếu nại hoặc kiện chủ tiệm đ̣i bồi thường v́ không được trả lương theo đúng luật lao động.

 

Điển h́nh là vào tháng Tám 2008, ba cô thợ nail tại thành phố Darien thuộc tiểu bang Connecticut sau khi nghỉ việc, đă nộp đơn kiện chủ cũ v́ cho rằng đă bị sách nhiễu t́nh dục và không được trả đủ lương theo luật định. Tháng Năm 2009, chủ tiệm Li Nails tại New York bị ba người thợ nail kiện ra ṭa liên bang ở Central Islip v́ đă không được trả lương overtime và không có giờ nghỉ để ăn trưa.  Tháng Tám 2009, với sự hổ trợ của tổ chức The Asian American Legal Defense and Education Fund, bốn cô thợ nail đă kiện Ji Ji Nails tại Sprigfield, New Jersey với lư do đă không được trả lương tối thiểu và overtime, và đă bị đuổi việc v́ dám chỉ trích cung cách kỳ thị của chủ tiệm.  Hồi đầu năm 2010, chủ các tiệm Babi Nail Salon tại New York cũng đă bị sáu thợ nail kiện ra ṭa đ̣i bồi thường lương giờ overtime. Ngoài việc kiện chủ tiệm ra ṭa, nhóm thợ này cũng đă thường xuyên biểu t́nh trước cửa tiệm ở Carle Place để phản đối chủ tiệm.   

 

Hồi chuông cảnh báo cho các cơ sở tiểu thương người Việt

 

Trong cộng đồng gốc Việt khắp nơi tại Hoa Kỳ, t́nh trạng công nhân không được trả đủ lương tối thiểu và overtime đúng theo số giờ làm việc, hoặc không được cho khoảng nghỉ giữa buổi và thời gian để ăn uống theo luật của một số tiểu bang, vẫn thường xuyên xảy ra tại các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là những nhà hàng ăn và tiệm nail, dưới nhiều h́nh thức và do nhiều nguyên nhân khác nhau.  Riêng tại một số nhà hàng, chủ nhân c̣n vi phạm cả luật lệ liên quan đến vấn đề tiền “tip” của nhân viên.

 

Nhiều chủ thuê công nhân viên làm việc full-time hoặc nhiều giờ hơn, nhưng chỉ làm payroll như người làm part-time ít giờ với mức lương tối thiểu, phần lương sai biệt c̣n lại th́ trả bằng tiền mặt ngoài bảng lương.  Đây là cách làm ăn “lợi bất cập hại” đă khiến cho nhiều chủ nhân bị điều tra và phạt vạ. Tháng Năm 2010 vừa qua, chủ hăng may Best Miracle tại Santa Ana, California cũng v́ đă làm cách đó mà bị ṭa phạt phải trả lại $173,000 tiền lương overtime cho công nhân. Trong thời gian điều tra vụ này, nhân viên Bộ Lao Động tiểu bang đă theo dơi để biết rơ giờ giấc đi về làm việc hàng ngày của các công nhân, rồi so sánh với payroll của chủ để truy tố chủ đă không trả đủ lương cho thợ theo đúng luật định.

 

Theo ước lượng không chính thức của National Employment Lawyers Association, các ṭa án liên bang hiện đang thụ lư ít nhất là 10 ngàn vụ kiện về các vi phạm đạo luật FLSA. Trong thời gian tới đây, với sự hổ trợ của các tổ chức trợ giúp pháp lư và nhất là sự tham gia của giới luật sư, những vụ kiện loại này chắc chắn sẽ c̣n nhiều hơn nữa.  Tại các tiểu bang có quy định cho công nhân phải được khoảng nghỉ giữa buổi và thời gian để ăn uống, nhiều doanh nghiệp cũng đă bị rắc rối v́ luật này.  Đầu tháng Tám 2010 mới đây, hơn 30 công nhân làm việc tại khách sạn Embassy Suites ở Irvine, California đă khiếu nại với cơ quan lao động để đ̣i chủ nhân phải bồi thường $180,000 v́ đă không được hưởng các khoảng nghỉ trong ca làm việc.      

 

Tóm lại, t́nh trạng bộc phát những vụ khiếu nại và thưa kiện liên quan đến đạo luật FLSA như vừa kể trên quả là một hồi chuông báo động cho giới tiểu thương người Việt tại Hoa Kỳ, đặc biệt là những ai lâu nay thường trả lương khoán cho nhân viên bất kể giờ làm overtime, hoặc trả tiền mặt không có bảng lương theo luật thuế vụ, rất dễ trở thành mục tiêu của các vụ điều tra và thưa kiện trong vấn đề lương bổng của công nhân.  

 

Trong nghề nail, khi có thợ làm việc độc lập, chủ tiệm có thể không bị ràng buộc bởi các luật lệ về phúc lợi đối với thợ v́ người đó là “independent contractor” chứ không là nhân viên của chủ. Tuy nhiên, chủ tiệm trong trường hợp này có bổn phận phải chứng minh được người thợ là “independent contractor” theo đúng định nghĩa và tiêu chuẩn của các cơ quan lao động và thuế vụ khi bị kiểm tra.  Gần đây, nhiều chủ tiệm đă bị phạt vạ nặng nề v́ dùng một giấy hợp đồng để dán nhăn “independent contractor” cho người thợ, nhưng lại không đủ dữ kiện để chứng minh được người đó không phải là nhân viên của chủ.

 

Pḥng bệnh hơn chữa bệnh.  Để tránh trở thành mục tiêu của các vụ khiếu kiện đang rộ nở, đă đến lúc chủ nhân những cơ sở tiểu thương của người Việt, đặc biệt là chủ nhà hàng và tiệm nail, nên cẩn trọng vấn đề giấy tờ chứng minh lương bổng sao cho phù hợp với giờ giấc làm việc thật sự của công nhân viên. Và tại các tiểu bang có quy định thời gian nghỉ giữa buổi hay ăn uống của công nhân, phải t́m hiểu và triệt để áp dụng luật này.  Cần lưu ư rằng các luật lệ về phúc lợi lao động bảo vệ đồng đều cho mọi công nhân ở Mỹ, có nghĩa là kể cả những người cư trú bất hợp pháp đi làm “chui” lănh tiền mặt không có bảng lương, cũng có thể khiếu nại hoặc kiện chủ nhân ra ṭa v́ phạm luật lao động. Và chủ nhân vi phạm ngoài việc phải bồi thường, c̣n buộc phải trả tiền luật sư và phí tổn tranh tụng của công nhân. 

 

Cần biết thêm thông tin, có thể liên lạc với tác giả qua điện thoại số (949) 943-4396.

Tom Huỳnh, J.D.