Trả lời bài viết của Du Tử Lê về
nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên
Nguyễn Thị Minh Thủy
Cách đây không lâu, một người bạn có kể cho tôi nghe là nhà thơ Du Tử Lê đă tuyên bố ở đâu đó rằng bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên của tác giả “Thà Như Giọt Mưa” là do ông đặt ra cho người thi sĩ quá cố này. Tuy sự kiện này tôi chưa bao giờ được nghe chính anh Nguyễn Tất Nhiên kể lại trong suốt thời gian chung sống, tôi cũng không lấy ǵ làm bận ḷng về tính khả tín của nó. Tôi nghĩ chẳng qua đây chỉ là một trong số những giai thoại văn chương nào đó mà ông Du Tử Lê, bậc thầy của chữ nghĩa, cha đẻ của nhiều thuật ngữ thi ca độc đáo như “tan theo ngày nắng vội,” “khi tôi chết hăy mang tôi ra biển,” “ở chỗ nhân gian không thể hiểu,” kể lại trong lúc trà dư tửu hậu để, hoặc lư thú hóa một mối duyên thi văn, hoặc phong phú hóa kho tàng đào tạo tên tuổi của ông, vân vân. Tính thật hư của sự kiện dù sao cũng chỉ trong ṿng tương đối mà thôi, hơn nữa chấp làm ǵ một việc đặt tên trong quá khứ khi cuộc sống trước mặt có quá nhiều chuyện để đối phó và suy tư.
Thế nhưng sau khi đọc bài viết của ông Du Tử Lê đăng trên giai phẩm Xuân Canh Dần của Nhật Báo Người Việt, dưới tựa đề “Trường Hợp Nguyễn Tất Nhiên, Những Ngày Tháng Cũ,” tôi thật sự ngạc nhiên và cảm thấy cần phải xét lại thái độ im lặng trước giờ. Một cái ǵ đó thôi thúc tôi lên tiếng, một lần này thôi, dù biết rằng “lời thật” của tôi có thể sẽ làm “mất ḷng” một bậc đàn anh văn nghệ vĩ đại của người chồng cũ đă khuất của ḿnh.
Tại sao có sự thôi thúc này? Phải chăng bởi v́ nội dung của bài viết có liên quan đến một người đă chết, nghĩa là một kẻ không thể tự ḿnh lên tiếng để công nhận hoặc phủ nhận, hay bổ túc những phần trăm sự thật mà tác giả đă vô t́nh (hoặc cố ư) bỏ sót? Cho dù tôi không biết hết một trăm phần trăm sự thật, ít ra sự tŕnh bày của tôi hôm nay cũng thắp lên được một ánh lửa khiêm tốn giữa bóng đêm dày đặc kín bưng. Tôi cũng xin khẳng định rằng việc lên tiếng này không hề xuất phát từ t́nh cảm bất b́nh khi thấy suốt một bài viết dài, thi sĩ Du Tử Lê chẳng ghi nhận nét độc đáo nào đó trong sự nghiệp thi ca của một nhà thơ khác được lấy nửa ḍng. Chuyện ông khen hay không khen thơ Nguyễn Tất Nhiên thật sự không quan trọng đối với tôi, cho dù không ai không biết Du Tử Lê là một tên tuổi nổi tiếng trên văn đàn hiện nay.
Để tránh làm mất th́ giờ, tôi xin đi thẳng vào vấn đề. Trong bài viết vừa dẫn, ông Du Tử Lê cho rằng chính ông đă đặt bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên cho chàng “thi sĩ tỉnh lẻ” này ngay ngày đầu tiên gặp gỡ vào một buổi sáng cuối năm 1970 tại quán cà phê La Pagode Sài G̣n, khi cậu học tṛ nhà quê này lặn lội lên thành diện kiến đàn anh để tặng cuốn “Thiên Tai,” một tập thơ mà cậu ta vừa mới in ra.
Theo nguyên văn lời kể của ông Du Tử Lê, “Nhan đề của cuốn thơ in dạng copy đó là “Thiên Tai.” Chữ lớn, đậm. Tên tác giả “Hoài Thi Yên Thy” chữ nhỏ, mảnh.” (sic) V́ thấy Hải (tên thật của Nguyễn Tất Nhiên) tha thiết với chuyện được đăng thơ trên tạp chí Văn (lúc ấy do ông Trần Phong Giao trông coi) mà gửi hoài không được toại nguyện, nhà thơ Du Tử Lê, vốn lăo luyện trong chốn trường văn trận bút, đă thấy ngay vấn đề: “Cầm lên tập thơ mỏng của Hải, lật vài trang, tôi nghĩ, ngay cái bút hiệu ‘Hoài Thi Yên Thy’ của cậu, đă tố cáo tính cách văn nghệ học sinh, thành viên thi văn đoàn tỉnh lẻ rồi! Ngay cái tên, tự nó cũng đủ khiến những người phụ trách việc chọn thơ cho Văn, không tin tưởng!” (sic)
Và ông, với thiện ư giúp đỡ, đă không nề hà “nói ra ư nghĩ của ḿnh với Hải. Tôi bảo, tốt nhất Hải nên chọn tên thật. V́ cái tên Hoài Thi Yên Thy nghe cải lương, học tṛ. Không ổn.” (sic)
Ngoài sự chờ đợi của ông Du Tử Lê, cậu Hải không chút ǵ cảm thấy khó chịu. Và sau khi được ông thuyết giảng về yếu tính để thành công trong việc chọn bút hiệu, như “việc đầu tiên, bút hiệu đó phải lạ, dù vô nghĩa,” vân vân, “Hải nói ngay: Vậy anh nghĩ cho em một cái tên... lạ đi. Không có nghĩa cũng được.” (sic) Và cậu ta c̣n nài nỉ ông Du Tử Lê phải làm điều đó ngay lập tức chứ không thể chờ, cho dù chỉ vài bữa, v́ “em ở tuốt Biên Ḥa. Lại không có xe, đâu có thể chạy lên chạy xuống thường xuyên được.” Thế rồi, như một chuyện thần thoại, hai chữ “tất nhiên” thành h́nh trong đầu ông và ông “mượn Hải cây bút, viết ba chữ xuống b́a sau tập “Thiên Tai”: Nguyễn-Tất-Nhiên.” (sic)
Đọc tới đây th́ tôi thấy ngay một
điều ǵ đó không ổn. Vào
khoảng gần cuối năm 1970, lúc tôi đang học
lớp Đệ Tam (lớp 10 bây giờ) th́ anh Nhiên có xin phép
thầy hiệu trưởng mang tập thơ Thiên Tai,
với bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên hẳn ḥi, vào
từng lớp để bán v́ tập thơ in xong mà tác
giả chưa chạy đủ tiền để trả
cho nhà in. Chi tiết này cũng được nhà báo Hà
Tường Cát, vốn là thầy dạy của chúng tôi
tại trường Trung Học Ngô Quyền, kể lại
trên một bài viết được đăng báo vài ngày
sau khi anh ĺa đời. Cũng qua bài “Vài Kỷ Niệm
Về Nguyễn Tất Nhiên” (nhật báo Người
Việt, số 2481 ngày 8 Tháng Tám, năm 1992), tôi mới
biết thêm là h́nh b́a tập Thiên Tai do Đinh Cường
vẽ chính là “công” của thầy Cát (v́ đối với
giới học tṛ làm thơ như chúng tôi lúc đó, có h́nh
b́a Đinh Cường là một điều rất đáng
nể, rất “ngầu,” nghĩa là một ấn
tượng rất khó quên!). V́ thời
cuộc, tập Thiên Tai đến nay hầu như không c̣n
nữa nhưng không hẳn đă tuyệt bản. Nhà
thơ Nguyễn Hoàng
Sự
thật đă rơ ràng như thế, th́ chỉ có một cách
để bào chữa cho ông Du Tử Lê là: Rất có thể
thời điểm gặp gỡ là một buổi sáng
định mệnh nào đó vào cuối năm 1969 hay
đầu năm 1970 (chứ không thể nào là cuối năm
1970) và tập thơ mà cậu học tṛ tên Hải tặng
cho nhà thơ Du Tử Lê lúc ấy chỉ là... bản nháp! (Nói là nói cho vui vậy thôi, chứ ai cũng
biết, vào thời gian ấy tại Việt
Và cũng rơ ràng như thế, th́ một câu hỏi phải được đặt ra: Tại sao ông Du Tử Lê lại hạ bút viết như đinh đóng cột về một sự kiện mà ông không nhớ rơ như vậy?
Như tôi đă thưa, đối với tôi việc ai đặt tên không quan trọng. Bên cạnh đó, tôi cũng không để tâm phiền giận những tác giả trong lúc viết bài về Nguyễn Tất Nhiên đă vô t́nh phóng bút quá đà (tôi từng đọc qua một số bài viết không sát sự thật về nhà thơ yểu mệnh này). Với tôi, viết với một tấm ḷng như thế nào mới là điều đáng kể. Mới đây, khi t́m tài liệu trên Internet để viết bài này, tôi vừa biết có một blog viết về một “nguồn gốc” khác của bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên. Đó là bài của Trần Thuận Văn đề ngày 3 Tháng Bảy, 2009, viết trên blog của chính ḿnh. Là một người bạn cũ thời c̣n đi học và cùng làm thơ với Hoài Thi Yên Thi/Nguyễn Tất Nhiên, anh viết về những kỷ niệm hồn nhiên cười ra nước mắt của thuở học tṛ giữa ba người bạn thân thiết, trong đó có một đoạn như sau: “Bắt đầu năm vào học th́ Nhiên tâm sự với tôi (Trần Thuận, bút hiệu Trần Thuận Văn) và Lưu (Hồ Văn Lưu, bút hiệu Hồ Triều): “Tau muốn t́m bút hiệu khác, v́ tau làm xong tập thơ Thiên Tai này chuẩn bị in.” Tôi và Lưu suy nghĩ rồi góp ư đổi bút hiệu cho Nhiên là Nguyễn Tất Nhiên liền được hắn chấp nhận ngay.” (sic)
Trong ḷng không gợn một nghi vấn ǵ, tôi tiếp nhận những mẩu chuyện buồn vui kể trên với một tâm trạng bùi ngùi v́ hai trong ba nhân vật (tôi quen biết cả ba anh) trong lời kể trên đă ra người thiên cổ. Âu cũng là một câu chuyện chung quanh một sự thật mà chỉ có anh Nhiên mới có thể trả lời. Mà anh lại qua đời sớm quá, hay ít nhất là đủ sớm để những huyền thoại về anh cứ thế mà sản sinh.
Thành thật mà nói, trong thời gian chung sống, anh Nhiên đă kể cho tôi biết, trước khi có bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên, anh dùng tên Hoài Thi Yên Thi khi ra tập thơ “Dấu Mưa Qua Đất” (1966) và “Nàng Thơ Trong Mắt” (1968). Tôi từng cười ngặt nghẽo về bút danh quá con gái, khác nhau một trời một vực với bút hiệu hiện thời này của anh, và anh cũng vui vẻ công nhận rằng từ lúc anh nghe theo lời khuyên của đàn anh Du Tử Lê đổi bút hiệu th́ sự nghiệp thi ca “lên” rơ ràng. Hỏi tại sao là Tất Nhiên th́ anh cười ha hả, bảo tất nhiên phải là Tất Nhiên thôi.
Tôi ngờ rằng cái tên Hoài Thi Yên Thi đă để lại một dấu ấn nào đó khó quên trong ḷng thi sĩ đàn anh khiến ông không c̣n sự minh mẫn cần thiết chăng? Bởi v́, nếu tôi nhớ không lầm, trong mớ thư từ giấy má mà anh Nhiên ky cóp mang theo lúc vượt biên và đem ra cho tôi xem, có cả một bức thư của nhà thơ Du Tử Lê “thân gửi Cô Hoài Thi Yên Thi” v́ ông lầm tưởng đây là một nhà thơ... nữ. Tiếc là tất cả những thứ giấy tờ nói trên nay không c̣n nữa. Nhưng, giấy tờ dù mất, kư ức vẫn c̣n. Cho nên, v́ lương tâm đối với một người đă mất không thể tự lên tiếng, tôi mới phải chẳng đặng đừng tiết lộ điều này chỉ v́ muốn nói lên một sự thật mà tôi may mắn được thấy qua lá thư ấy (ngoài hai đương sự), rằng ông Du Tử Lê đă liên lạc thư từ với (cô) Hoài Thi Yên Thi từ trước chứ không phải đợi đến buổi sáng ở quán La Pagode ông mới gặp cái tên này lần đầu, như ông đă đặt bút thuật lại như thuật một câu chuyện vừa mới xảy ra.
Vậy th́, tại sao ông Du Tử Lê chọn một sự kiện mà ông không nhớ rơ để viết thành một bài có bố cục hẳn hoi để dẫn dắt người đọc đi từ ngạc nhiên này tới bất ngờ khác, rồi đi đến một bất ngờ gây sốc cuối cùng cho ông mà cũng là cho độc giả, như lối dựng phim Hollywood là “gặp lại Nhiên, với chiếc xe Honda mới” (sic) (ư hẳn ông muốn bảo rằng Nguyễn Tất Nhiên đă đạt được điều mà anh ta đ̣i, là thưa Phạm Duy để lấy tiền mua xe Honda, v́ ban đầu cậu học tṛ này không có xe)? Thắc mắc này cứ lởn vởn trong óc tôi từ khi đọc xong bài báo ấy. Tôi có cảm tưởng (và mong rằng ḿnh lầm) ông Du Tử Lê muốn tŕnh bày cho mọi người thấy, rằng “trường hợp” Nguyễn Tất Nhiên chẳng qua như thế này đây: một tên tuổi hữu danh vô thực, nhờ vận may mà nổi tiếng (Phạm Duy bắt mạch thị trường, tung ra bài nhạc phổ thơ dựa trên “triết lư nôm na có c̣n hơn không”) như lời ông viết, “một sớm một chiều, Nguyễn Tất Nhiên nổi tiếng khắp nơi - Như một hiện tượng, chưa từng xảy ra. Ngược hẳn với sự “yên ắng” của các diễn đàn văn học: Không một bài thơ nào của Nhiên, xuất hiện” (sic); và rằng Nguyễn Tất Nhiên trơ trẽn bon chen, sau đó lại vô ơn bạc nghĩa đối với nhạc sĩ Phạm Duy, thẳng tay thưa nhạc sĩ này ra ṭa để đ̣i chia chác tiền bạc khi cần.
Kỹ thuật tŕnh bày điêu luyện của Du Tử Lê cho thấy ông kể lại “trường hợp” Nguyễn Tất Nhiên một cách thật tự nhiên, bởi câu chuyện khởi đi là từ ḷng hào hiệp tận tụy giúp đỡ đàn em của chính ông. Tuy nhiên, cũng chính v́ kỹ thuật này mà ông quên để một chút t́nh dành cho kẻ đàn em văn nghệ của ḿnh. Ông kể, qua lời “mắng vốn” của ông xếp Trung Tá Nguyễn Đạt Thịnh, có vẻ như khơi khơi tự nhiên “Nguyễn Tất Nhiên đ̣i Phạm Duy phải đưa cho Nhiên một triệu đồng. Nhiên cần tiền mua một chiếc xe Honda, đi học” (sic) mà không tŕnh bày nguyên do, hoàn cảnh đẩy đưa khiến câu chuyện “đ̣i chia bản quyền trở thành ồn ào.”
Tưởng cũng nên nhớ Nguyễn Tất Nhiên sinh năm 1952. Năm tập Thiên Tai ra đời (1970) anh chỉ là một cậu học tṛ 18 tuổi và năm anh được cây đại thụ Phạm Duy phổ nhạc, tuổi anh mới vừa quá 20, c̣n trong ṿng bảo bọc của gia đ́nh (cũng khá giả), nghĩa là không phải túng thiếu hay ham tiền đến nỗi phải thưa kiện như thế. Điều bận tâm duy nhất của anh lúc đó (và muôn đời) vẫn là thơ và thơ, kèm theo việc muốn cho người ta biết đến tài làm thơ của ḿnh. Theo chỗ tôi được biết, anh (và nhất là cha mẹ anh) rất bực bội khi thấy những bài nhạc được in bán dưới h́nh thức từng bài lẻ đề tên người sáng tác là Phạm Duy, không hề nhắc tới tên Nguyễn Tất Nhiên. Ngay cả lúc bài Thà Như Giọt Mưa được nhạc sĩ Phạm Duy bán bản quyền cho hăng dĩa Việt Nam để soạn thành ca khúc tân cổ giao duyên (dường như do các nghệ sĩ Chí Tâm và Lệ Thủy tŕnh bày) cũng vậy. Tên tuổi thi sĩ hoàn toàn bị gạt ra ngoài... hư vô. Với tính t́nh nóng nảy, anh Nhiên tức tối nhưng không làm ǵ được. Anh chạy đi cầu cứu với giới báo chí th́ đúng lúc thiên hạ đang bất măn giùm cho thi sĩ Linh Phương (được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ bài Kỷ Vật Cho Em mà không nêu tên tác giả). Cùng với báo Sống của nhà văn Chu Tử, một số báo khác cũng đứng về phía những người làm thơ bị sang đoạt tên tuổi, phát động phong trào đặt lại vấn đề tác quyền cho người làm thơ và gây áp lực với giới nhạc sĩ. Theo lời kể của cha mẹ anh Nhiên, ông Phạm Duy cũng t́m lên nhà anh ở Biên Ḥa và gặp họ, nhưng gặp theo kiểu “ghé qua nhà cho biết” chứ không hề đề cập đến vấn đề. Vẫn theo lời ông bà, chờ đợi măi “một lời phải quấy” nhưng không được đáp ứng, cuối cùng họ mới giao cho một luật sư bà con đứng ra can thiệp và luật sư này đâm đơn kiện một số cơ sở thương mại (như hăng dĩa Việt Nam) đă mua nhạc của ông Phạm Duy. Nội vụ sau đó được điều đ́nh để tránh việc đem ra ṭa xét xử hầu cứu văn thanh thế cho nhạc sĩ này. Bên nguyên cáo băi nại và nhận một số tiền bồi thường do những nhà thương mại nói trên đứng ra chi trả.
Nh́n qua về chuyện thưa kiện giành lại một phần tác quyền, kể ra bài viết của ông Du Tử Lê không hẳn là sai sự thực, chỉ tiếc rằng ông không (chịu) tŕnh bày toàn cảnh bức tranh sự thực đó mà thôi.
C̣n về bề ngoài lôi thôi, cư xử cổ quái, tính t́nh bừa băi của anh Nhiên, th́ tôi không có ư kiến. Vả lại, những chi tiết này cũng đâu có mới mẻ ǵ. Chúng đă được nhà báo Hoàng Dược Thảo (người bạn đời lúc đó của ông Du Tử Lê) kể lại với tấm ḷng cảm thông khoan thứ qua một bài viết dài rất cảm động, thương tiếc người em văn nghệ tài hoa nhưng bất toàn, bất hạnh của chồng ḿnh. Bài được đăng trên tuần báo Sài G̣n Nhỏ của bà ngay sau khi anh Nhiên qua đời (Tháng Tám, 1992) và sau đó có đăng lại trên tạp chí Tân Văn (số 3, Tháng Mười, 2007) dưới tựa đề “Nguyễn Tất Nhiên (1952-1992), Buồn Hơn Trước Nhiều.” (“Buồn hơn trước nhiều” là lời thơ của Nguyễn Tất Nhiên).
Ngoài ra, chuyện trước khi nổi tiếng, Nguyễn Tất Nhiên phải cạy cục bon chen chỗ này chỗ nọ để đăng thơ mà không được toại nguyện, tôi cũng không lấy ǵ làm thắc mắc. Sự kiện Nguyễn Tất Nhiên có được các ngài ngự sử văn học thời đó thừa nhận hay không, bây giờ điều này không thành vấn đề bởi những phán đoán ấy không làm cho thơ anh hay hơn hay dở hơn, trường tồn hay mất dấu. Tôi c̣n phải cám ơn ông Du Tử Lê v́ khi được đọc những ǵ thi sĩ này vô t́nh hé mở đôi chút về không khí văn nghệ đầu thập niên 70 tại Sài G̣n (một không khí nặng phần kỳ thị vùng miền, tỉnh lẻ, thủ đô), tôi mới hiểu hơn và thương cảm những lời thơ tự thán của người chồng cũ của ḿnh:
“Mới ngoài hai mươi mà trầm
trọng chứng đau lưng
Bởi luồn cúi mỗi ngày dăm bảy bận!
Đời chẳng khác tay ma đầu biển
lận
Keo kiệt từng phần danh lợi sớt chia
Bước ra đường ai cũng đội măo mang
hia
Ai cũng cố ngụy trang cũng nặng phần tŕnh
diễn!”
(1974, Lần Cuối, trích tập Thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Thôi th́ tạm gạt bỏ cái nh́n tiêu cực cho rằng ông Du Tử Lê có hậu ư nào đó khi đặt bút, tôi thấy tội nghiệp cho ông v́ thế kẹt mà ông tự dấn thân vào.
Một đằng ông muốn bài viết lôi cuốn nên phải chọn lựa, và nếu cần, dàn dựng nên những chi tiết thật đậm nét, thật độc đáo lồng trong một bố cục thật chặt chẽ theo kiểu một truyện ngắn có tính cách hư cấu. Một mặt ông cũng biết rơ rằng nếu viết về một nhân vật có thật, một tên tuổi nhiều người biết tới, th́ bài viết lại càng “ăn khách” gấp bội. Tuy nhiên, chọn lựa đề tài này ông chạm phải một điều mà một người cầm bút chân chính có ḷng, có lương tâm, rất cần phải cân nhắc, suy nghĩ chín chắn trước khi làm. Đó là viết về một người đă chết.
Tôi từng nghe các cụ ta hay dạy: Nghĩa tử là nghĩa tận. Chết là hết. Trừ trường hợp cùng cực chẳng đă, thường th́ người ta tránh nói những điều không hay về một người đă mất cho dù điều đó là sự thật đi nữa. Đằng này ông Du Tử Lê viết về một Nguyễn Tất Nhiên qua đời đă gần 18 năm bằng một bài viết bới tung quá khứ với những h́nh ảnh phiến diện, chắp vá và, đôi chỗ không đúng sự thật. Tại sao như vậy? Và đau ḷng hơn nữa là tại sao ông lại chọn đăng trên một tờ báo Xuân, nơi người ta chờ đợi đọc được những điều đẹp đẽ tốt lành để khởi đầu một năm tinh nguyên trước mặt?
Về vấn đề thưa kiện Phạm Duy của Nguyễn Tất Nhiên, chính cha mẹ anh, vào những năm tháng gần đây, mỗi khi được hỏi đến, họ đều bùi ngùi trả lời, “Thôi, thằng Nhiên nó chết rồi. Hăy để cho nó siêu thoát. Chuyện qua lâu rồi, thôi để cho nó qua đi mà...”
Mười tám năm trước, năm anh vừa chẵn 40, chúng ta đă vô t́nh ngó lơ để cho con dao định mệnh có dịp ứng vào lời thơ tiên tri thống thiết mà anh làm năm 20 tuổi:
“Ta phải khổ cho đời ta chết
trẻ
Phải ê chề cho tóc bạc với thời gian
Phải đau theo từng hớp
rượu tàn
Phải khép mắt sớm hơn giờ thiên định!”
(1972, Giữa Trần Gian Tuyệt
Vọng, trích tập Thơ Nguyễn
Tất Nhiên)
Mười tám năm sau, người chết đă
chết, ngàn năm im bặt, mang theo sự thật
xuống dưới đáy mồ, tôi không thể cam tâm ngó
lơ để cho một lần nữa những lời
thơ tiên tri của anh viết năm 21 tuổi lại
trở thành linh nghiệm:
“Đời, vốn không
nương người thất thế
Th́ thôi, ô nhục cũng là danh!”
(1973,
Hai Hàng Me Đường Gia Long, trích tập Thơ Nguyễn
Tất Nhiên)
Trong bối cảnh “nhiễu nhương” như bây giờ, tôi ngậm ngùi hiểu thêm được một định nghĩa khác của thuật ngữ “thất thế” mà anh dùng. Đó là cái “thất thế” của những Bùi Giáng, Nguyễn Ngu Í, Nguyễn Tất Nhiên, của những con người tài hoa nhưng đầu óc, cách suy tưởng, thái độ ứng xử, không được b́nh thường. Bất hạnh hơn, Nguyễn Tất Nhiên c̣n “thất thế” gấp hai lần v́ anh vừa bất thường lại vừa mất sớm. Mỗi khi nhắc tới thi hay văn tài của họ, người ta thường kèm theo những giai thoại lạ đời mà người viết có dịp chứng kiến hoặc thậm chí chỉ nghe kể lại. Tệ hơn nữa, có kẻ quá đỗi thường t́nh, chỉ thích chí khai thác những chuyện tư riêng eo xèo đời mọn của những nhân tài này thay v́ thưởng ngoạn những tinh hoa mà họ đă chắt lọc từ phía con người bất toàn kia để cống hiến cho đời.
Nhà thơ Ngu Yên, trong một lần mạn đàm văn học, có dí dỏm ví ḍng thơ tài t́nh của một thi sĩ không khác chi bộ xương của loài khủng long. Vài ngàn năm sau, mọi thứ ră tan tàn lụi, nhờ khai quật được những bộ xương này mà nhân loại biết có một thời kỳ trên mặt đất có loài thú đó. Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đă qua đời, th́, làm ơn, nếu không v́ nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để t́m hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quư, đó là: Chân, Thiện và Mỹ. Xin gắng bảo tồn bộ-xương-thi-ca-tinh- túy của họ để thế hệ mai sau biết được, có một thời, cuộc sống nhân loại cũng văn minh, dù ở mấy ngàn năm trước.
Nguyễn Thị Minh
Thủy
Westminster, cuối Tháng Giêng, 2010
(*) Tác giả là vợ cũ của nhà thơ quá cố
Nguyễn Tất Nhiên. Tựa bài do ṭa
soạn đặt.