Viết về CHA
Ngày Quân Lực 19/6
DuongVu 54MD
Kỷ niệm ngày Quân Lực
Việt Nam Cộng Ḥa; trong đó bố tôi là một thành
viên trung kiên đầy nhiệt huyết. Những tiếng nổ của bom
đạn đă chấm dứt và tuổi đời nay
cũng đă nhiều ; tôi hiểu được những
công lao to lớn của những người lính chiến,
không phân biệt mầu da, v́ lư tưởng Tự Do và Dân
Chủ cho quê hương Việt Nam, đă hy sinh
xương máu, nước mắt và mồ hôi; đă gánh
chịu những phản bội trắng trợn; đă
bị che dấu bóp méo những chiến tích đích
thực, và nhất là, đă chịu đựng những
chua xót đắng cay cho số phận, không có
được tiếng nói quyết định đời
ḿnh nơi các bàn hội nghị.
Tháng
sáu trước đây 36 năm, tháng bắt đầu
cuộc dổi đời toàn diện của dân quân
niềm nam, kể từ sau thông cáo của “ủy ban quân
quản” kêu gọi đi “học tập cải
tạo”. Cũng tháng sáu,
tại đây, tháng ghi nhớ công lao
những người cha, người trụ cột trong
gia đ́nh và xă hội.
Hồi
tưởng lại tháng ngày an vui xa
xưa cũ. Tôi c̣n nhớ lúc nhỏ, ngày đó bố không
có ở nhà, trong khi mấy mẹ con ngồi quay quần tṛ
chuyện, sau bữa ăn cơm tối, chị tôi, v́ ṭ ṃ
muốn biết chuyện t́nh yêu ngày xưa của bố
mẹ, chị đă ẫm ờ hỏi:
-
Mẹ à, con nghĩ, bố ngày xưa cao ráo này, đẹp
trai này, quần áo mầu hoa rừng, nơi cổ áo lon bông
mai, và đầu đội chiếc nón đỏ, dĩ
nhiên thật oai phong, do đó, khi mẹ gặp bố
lần đầu, mẹ bị ngay tiếng sét ái t́nh, nên
mê bố liền tức th́, phải không nào?.. lắng động trong chốc lát, mẹ
cốc đầu chị tôi bào chữa:
-
Con nhóc, mày biết ǵ mà nói. Hồi đó, thiếu ǵ người theo
tao, nhưng cũng tại v́ ba tụi mày ĺ lợm,
đeo theo tán tỉnh tao như con sam.
Tôi
tin mẹ nói đúng, v́ nghe nói, ngày xưa, mẹ cũng
nổi danh là một trong số những người
đẹp của mái trường, nơi con
đường bên hông, trồng rất nhiều cây me to có
lá bay quanh năm. Để bổ túc cho điều mẹ
nói đúng, bố tôi có cái tài làm bà đang tức giận v́
con cái, mẹ tôi cười tươi quên ngay; sau nữa,
điều này cũng đă được xác nhận
nhiều lần; v́ mỗi khi có chuyện ǵ trong nhà, mẹ
vẫn thường hay nói:
-
Thôi, thôi, tôi xin chịu thua mấy cha con ông, cùng vào hùa
với nhau, tôi làm sao mà nói lại cho được;
những lúc đó, bố nháy mắt nh́n chúng tôi,
cười tinh quái. Gia đ́nh tôi, cũng có những lúc
không hiểu v́ lư do ǵ, có ngày khi về thăm nhà, bố cau
có quát tháo la lối, và chúng tôi lúc đó, đứa nào
đứa nấy im lặng co ro ngồi góc nhà, Tuy nhiên,
chưa bao giờ chúng tôi nghe được cách đối
đáp â: ông tôi;
mỗi khi bố mẹ to tiếng với nhau,
thời gian đôi khi kéo dài lâu đến cả mấy
tiếng đồng hồ, nhưng cũng chỉ
thường nghe qua lại:
-
Anh đă nói với em như thế này,
-
và, Em cũng đă nói với anh như
thế nọ,..v.v.
Tất
cả những h́nh ảnh đầm ấm thân yêu ấy
đă bắt đầu hiếm muộn, kể từ
thời gian trước mùa hè năm học 72, ngày đó,
khi vừa đi học về , tôi nghe tiếng gào khóc
của mẹ, người ta đem xác anh tôi vào nhà, bị
tử nạn do bởi một vụ nổ bom phá hoại
trong thành pho; hai ngày sau, bố về, ngồi bất
động nh́n quan tài không nói, c̣n mẹ vẫn khóc than kêu
gào và đ̣i trả lại mạng sống đứa con
trai đầu ḷng.
Từ
sau ngày anh tôi mất, chiến trường mỗi ngày,
mỗi xôi động, khởi đi từ mùa hè đỏ lửa và mặt
trận B́nh Long, An Lộc đến những trận
đánh tàn phá khốc liệt vùng cổ thành Quảng
Trị, động Ông Đô, thời gian này, bố tôi gần như không có về thăm nhà, làm cho mẹ
sống trong phập phồng lo âu, mẹ luôn luôn nghe ngóng
mọi tin tức phổ biến từ chiến
trường, mặc dù, bà
vẫn thường xuyên được thông tin của
chính đơn vị bố.
Hiệp
định ngừng chiến Ba Lê vừa kư kết vẫn
chưa hết ráo mực, th́ sự vi phạm và phản
bội trắng trợn đă xảy ra, dẫn đến
việc kết thúc cuộc chiến ngày 30 tháng 4, bứt
tử một đạo quân mà tinh thần chiến
đấu can trường quả cảm, được
các nhà phê b́nh quân sự nhận định là một trong
những đơn vị thiện chiến nhất trên
thế giới.
Cuối
tháng 4 năm 75, h́nh ảnh tôi c̣n nhớ rất rơ, khi
chỉ mới mấy ngày trước, thành phố vẫn
sinh hoạt b́nh thường và hôm sau, vụt xuất
hiện một đám người được gọi
là bộ đội, vai vác súng, chân mang dép cao su, quần
áo màu lá chuối, lội
bộ tiến vào thành phố, trong con mắt kinh ngạc
của người dân, họ đi đến đâu, dân
chúng đều lánh xa họ đến đó; họ,
đúng là khách không mời mà đến, chỉ có đám
trẻ con như chúng tôi,
hiếu kỳ chạy theo nh́n h́nh ảnh lạ lùng
này mà trong đời, chưa bao giờ thấy
được và tôi cũng thấy mấy người
lính quen thuộc, không mang theo súng đạn và cũng không
tṛ chuyện, cùng nhau đi ra phía ngoại ô.
Trung
tuần tháng 6 năm 75, tính tôn trọng kỷ
luật truyền thống binh chủng, và có lẽ cũng
không c̣n chọn lựa nào khác, bố tôi lên đường
vào các trại tập trung. Sau hơn mười mấy
năm tù đày , rồi bố tôi cũng được
tha về, ngày đó, trong h́nh hài tiều tụy, bố
bất chợt gơ cửa bước vào nhà, mẹ chạy
ra chào đón, trong đôi mắt sững sờ, nh́n ngây
dại, như có vẻ không tin người đàn ông thân
yêu ngày xưa của đời ḿnh, đă trở về.
Tháng
ngày tiếp nối, gia đ́nh tôi sống âm thầm câm nín,
bố cũng không c̣n nói chuyện pha tṛ,
để cho mẹ tôi cười tươi vui như
những ngày thuở trước. Cảnh túng thiếu
miếng ăn, chúng tôi hiểu rất rơ, mẹ, cô sinh viên nhỏ bé mới
ngày nào, nay đă phải
vất vả cơ cực lo cho miếng ăn của gia
đ́nh, riêng chúng tôi, lúc đó, dù có muốn phụ giúp,
cũng không thể nào giúp được, khi lứa
tuổi c̣n cắp sách đến trường, chúng tôi
được nhồi nhét, toàn cách thức ca tụng
đảng cộng sản vĩ đại, ca tụng cái
ông lăo có cḥm râu lưa thưa, ca tụng chuyện hoang tưởng, chú bé
con tám tuổi, biết chạy theo xe tăng, leo lên nóc,
bỏ lựu đạn, diệt tăng, hay lên án những
người ra đi trước 75, được gán ghép
tội phản động, tội chạy theo ôm chân
đế quốc Mỹ. Cũng thời gian này, chúng tôi
nghe được rất nhiều tiếng dài của
bố, và tôi sợ nhất h́nh ảnh, khi đôi mắt
bố nh́n xa vắng, với nét mặt đanh thép và đôi
bàn tay nắm chặt. Giờ nhớ lại, tôi hiểu
được lư do.
Chuyện xảy ra trong các trại
tập trung, chẳng bao giờ bố tôi nói về
những cảnh tượng tra tấn, hay các vụ
đánh đập không nương tay, như những
người khác ở tù về, thuật lại, mà toàn là
những câu chuyện vụn
vặt, thường xảy ra trong sinh hoạt hằng
ngày. Cũng không bao giờ tôi nghe được bố than
phiền với mẹ, về những căn ác bệnh,
ḿnh gánh chịu, do hậu quả bởi các trận đ̣n
thù trong các trại lao tù. Tuy nhiên, một
trong các câu chuyện bố thường hay kể lại,
như sau:
Câu
chuyện xảy ra nơi vùng trại ở niềm nam sông
Mă, sau một ngày lao động, trên con đường
về trại, trời về chiều có ánh nắng vàng
hoe, gió thổi nhẹ, cuốn bay bổng những chiêc lá
khô con vàng úa, con đường làng đất đỏ
khá rộng, hai bên đường có đủ loại
thứ cây, từ những bụi rậm nhỏ hoang
dại, đến những
hàng tre xanh thẳng tắp, bên trong nhô lên những cây
cau cao vút, chung quanh những mái
nhà lợp tranh, vách đất . Tại nơi ngă ba
đường làng, có cây đa to cổ thụ, bên
dưới chiếc quán
nhỏ mái tranh, người đàn bà lớn tuổi
gầy g̣, lưng c̣ng, đầu đội chiếc khăn
đen mỏ quạ, bận chiếc áo nâu bạc màu, có
mảnh vá trên vai, ngồi im lặng, nh́n ra
đường, mong đợi khách. Quán treo lung lẳng vài
nải chuối nho nhỏ chín và xanh, trên chiếc bàn tre siêu
vẹo, có b́nh hút thuốc lào, b́nh đựng nước
uống trà, dăm ba cái chén con, một vài chiếc bánh gói lá
chuối khô, đôi ba lọ thủy tinh nhỏ,
đựng kẹo bột, kẹo gừng để ở
một góc bàn, gần chỗ bà cụ ngồi. Những h́nh ảnh thân
thương này, đă làm bố nhớ lại lúc c̣n bé làng
quê nội, rồi nhớ đến những buổi
chiều nao nức đón chờ mẹ đi chợ huyện
trở về, chưa vào nhà, bà đă vội trao ngay cho
bố chiếc bánh gai nhân đậu ngọt, hay chiếc
bánh đa kê nướng mật, những loại bánh mà
bố đă đ̣i mua, trước mỗi lần bà đi
lên chợ huyện.
Đang
vừa đi, vừa mơ màng t́m về tuổi thơ ngây
dại khờ, th́ đám trẻ con làng, tuổi trên
dưới mười năm, chạy chơi đùa la hét
trên đường, hai ba
đứa con gái, đứa tóc bím, đứa tóc xơa, năm
ba trẻ con trai, đứa th́ da ngăm đen, đứa
quần đùi không áo, đứa với chiếc áo cũ
rách đổi màu, đứa chân đất, đứa có
được đôi dép cao su mà khổ lớn hơn chân
ḿnh, cả đám tung tăng chạy theo đội tù nhân,
một đứa bé trai chạy theo, nói với bố:
- này chú, chú có
thích ăn ớt không?
Đứa bé gái khác nói:
- à, mà chú, chú có thích ăn mía không? Nhà cháu có!
Bố đáp lại:
- Thế các cháu có ớt,
có mía cho chú à! Không trả lời, đám trẻ vụt
chạy túa về nhà, một lát sau, đám trẻ con
chạy ra theo bố, đứa con gái trao cho bố cành ớt
vừa bẻ xong, chú bé trai, thấy vậy, trao cho bố
nguyên cả cây ớt con vừa nhổ, vẫn c̣n nguyên gốc rễ và
nói:
-Này
chú , bỏ
cành ớt của nó đi, chú lấy cây ớt của cháu,
ớt của cháu quả to hơn của nó. Sau khi kể xong chuyện, tôi c̣n
nhớ bố nói:
-Tuổi
thiên thần thơ dại muôn đời luôn trong sáng,
bởi trong đó, không bao giờ có hận thù và phân
biệt trắng đen.
Tôi
rất tiếc, chưa biết được những
h́nh ảnh làng quê nội niềm Bắc, nơi bố tôi
cất tiếng khóc chào đời, tôi cũng đă quên
gần hết cảnh miền Nam quê ngoại, chỉ c̣n
nhớ, căn nhà ngoại, mái lợp ngói khá to, bên cạnh
có ao cá nho nhỏ, chung quanh trồng dừa và những cây
soài trĩu trái mầu xanh. Hồi đó, mỗi lần
mẹ cho về thăm ngoại, thật tuyệt vời,
bà ngoại th́ cho chúng tôi ăn đủ
thứ các loại bánh và trái cây, c̣n ông ngoại, lấy cành
tre thẳng dài, móc mồi giun vào lưỡi để cho
tôi câu cá, hay dẫn tôi ra đầu ngơ xem đá gà.
Đă
sang năm thứ 36, từ ngày cộng sản việt chiếm đất
nước, thời gian cũng đă đủ cho tuổi
người trưởng thành, nhưng đất
nước, khi tuyệt đại đa số người dân vẫn chưa
hết cảnh thiếu ăn, c̣n lớp người
cầm quyền th́ lại quá dư thừa. Sự nghi kỵ ngăn cách vẫn
c̣n nguyên, bởi những lời kêu gọi nên xóa bỏ
hận thù chỉ xuất hiện trên mấy tờ báo lá
cải, hay sáo ngữ của
những người lănh đạo đảng cộng
sản. Và ïđể duy tŕ quyền lợi cai
trị, họ áp dụng sách lược: “đảng lănh
đạo, nhà nước quản lư và nhân dân làm chủ”.
Lịch
sử mỗi nước đều có những nét đặc
thù, nhưng trong thế kỷ
qua th́ người dân đất nước Việt
có số phận phải gánh chịu quá nhiều chua cay,
nghiệt ngă . Sinh ra trong chiến tranh. trưởng thành trong bom đạn và
để rồi, sau cuộc chiến lại phải qua
nhiều năm tháng sống trong các trại tù đày,
rồi khi được tha về, sinh sống trong xă
hội, chịu đựng sự phân biệt đối
xử. Hằng năm, bắt đầu từ những
ngày trong tháng tư
đến tháng
kỷ niệm ngày quân lực, có rất nhiều các
buổi lễ được
tổ chức để mọi người nhớ về
những trang sử bi hùng của dân tộc, tháng mà
những người đă
cầm súng chiến đấu, cảm nhận lại
những uất hận, cũng như nỗi chua xót
đắng cay bị người bạn đồng minh
phản bội, bị bứt
tử khi chiến trường vẫn chưa phân thắng
bại. Xuyên qua các buổi lễ, tôi biết
được rất nhiều những câu chuyện và h́nh
ảnh với đủ mọi góc cạnh của thiên
lịch sử bi hùng trong công cuộc chiến đấu
cam go và gian khổ, trải qua suốt chiều dài của
gần bốn mươi năm, và tôi cũng c̣n
được xem những h́nh ảnh thương tâm trong
rừng sâu, trên biển Đông, về cái giá người
dân Việt phải trả, sau năm 75, khi vượt thoát
đất nước để đi t́m hai chữ Tự
Do; Và cũng trong giấc ngủ một đêm, tôi
mơ thấy bố cùng
những người đồng đội, quần áo
mầu hoa rừng, nón sắt, người cầm súng trên tay,
người vác súng lớn trên vai, đang b́ bơm lội
suối, vượt núi, vượt đèo, rồi tất
cả lao xuống cánh đồng ruộng, chạy
thẳng về phía bờ làng, trong tiếng nổ gầm
thét của bom đạn và khói lửa mịt mù; trên
trời có nhiều máy bay trực thăng bắn yểm
trợ hướng tiến quân, h́nh ảnh này, trông bố
thật oai phong, đang say mê mơ màng th́ bị chị tôi
đánh thức, nhắc nhở những công việc tôi
phải làm, cho bữa ăn cơm tối của gia d́nh,
ngày ghi nhớ công ơn cha.
Kính
thưa Bố,
Con
thay mặt, những đứa con của Bố và của
Mẹ, chúng con kính cảm tạ và luôn nhớ những công lao “thái sơn”, đă nuôi dạy chúng con làm
người dân chân thực. À, bố này, làm cách nào có
được sức chịu dựng những cay
đắng nghiệt ngă, nhất là người lính
chiến, khi đang c̣n
chiến đấu đă bị phản bội; để
mai này, khi chúng con đi nối tiếp theo con
đường mà những người chiến sĩ
của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă đi,
được vững vàng. C̣n thêm nữa, thưa bố,
bí quyết nào, từ hai người xa lạ, ở hai
miền cách biệt, về chung sống
với nhau, có được cảnh an vui êm đềm
đến trọn đời; chúng con cũng đă hỏi
mẹ điều này, nhưng mẹ nói: - Đi hỏi ba các con. Bố, xin chỉ dạy cho chúng
con, những người Cha, những người Mẹ
của quê hương Việt Nam, luôn muôn đời
được kính trọng tôn thờ trong trái tim của những
đứa con chân chính.
Sau
hết, kính thưa Bố,
Thằng
cu Bi ngày xưa của Bố Mẹ luôn hănh diện ḿnh là
người Việt Nam và diễm phúc có được
một người cha thật oai phong, bởi v́ bố
đích thực là, một trong những lính chiến nhà
nghề đúng nghĩa nhất, sống và chiến
đấu cho: Tổ quốc, Danh dự và Trách nhiệm.
DuongVu 54MD
Tháng Sáu, Hai ngàn mười
một.