Vài Lời Về Nguồn Gốc Bản Nhạc Y’ Đại Lợi

Torna A Surriento  của   Emesto De Curtiss

 

------- Thanh Trang -------

(Trích đăng từ nguyệt san Con Ong Việt số 78 tháng 1, 2007)

 

 

 

Bài “Torna a Surriento” ra đời cách đây 102 năm. Từ bấy đến nay nó đă chu du khắp hoàn cầu. Số người hát nó, số ban nhạc ḥa tấu nó th́ khỏi cần phải nói; ta miễn đếm! Thế hệ nay đă lục tuần hẳn c̣n nhớ dàn nhạc lẫy lừng của Mantovani vào thời thập niên từ cuối 50 cho đến đầu 70. Ông Mantovani là người gốc Ư, sau định cư bên Anh Quốc và vào quốc tịch Anh. Ông có một đĩa hát loại “33 tours” (trong số cả mấy chục đĩa hát lưu truyền khắp thế giới) tựa là “Italia mia”, “Đất Ư của tôi”! Ông ấy sọan ḥa âm cũng như điều khiển dàn nhạc cho cả ngh́n bài hát, nhưng riêng đối với bài “Torna a Surriento” th́ ông có lần nói: “Cứ mỗi lần nghe lại điệu nhạc này là tôi lại thấy ḷng ḿnh xao động”. Ông ấy dùng chữ tiếng Anh “Troubling” để diễn tả nỗi cảm xúc của ḿnh!

     Ngày xưa khi nghe lời Việt của bài này th́ tôi cứ xem cái tựa nơi nguyên tác tiếng Ư và giả định rằng ư t́nh trong lời hát tiếng Ư th́ chắc cũng chả có khác ǵ với ư t́nh nơi hai bản lời Việt bên ta! Nhưng đến khi ṭ ṃ t́m hiểu về lai lịch của nó th́ tôi đă phát hiện ra những điều rất ư là thú vị! Nó không có “lăng mạn” như tôi mường tượng! Nó không có “chan chứa t́nh quê” như tôi h́nh dung. Nó không gợi nên cảnh tác giả xa quê hương bản quán của ḿnh rồi một ngày đẹp giời trở về quê xưa, hay đang xa quê và mong ngày trở về như tôi tôi hằng nghĩ!

     Ngày tôi c̣n đi du học ở xứ này vào cuối thập niên 60, trong trường Đại Học thấp thoáng có bóng dáng vài sinh viên từ Âu Châu qua. Có hai cậu người Pháp từ Paris, và - ôi may mắn - có một cô người Ư từ bên Ư qua! Cô nàng học Y Khoa. Một ngày đẹp giời tôi t́m cách làm quen. Chuyện cũng dễ thôi! Quen nhau rồi th́ cô ấy mới khám phá ra là tôi cũng biết đánh đàn, mà quan trọng hơn cả là cô ấy thấy tôi thuộc không dưới vài chục bản nhạc của Ư! Cô ấy ṭ ṃ hỏi th́ tôi nói là có ǵ đâu lạ: xứ tôi nằm vùng nhiệt đới, có biển vây quanh suốt một dải trên 2,000 km, c̣n nước Ư th́ là một bán đảo, khí hậu ấm áp so với Bắc và Tây Âu cho nên âm nhạc của dân vùng biển th́ “chắc đại loại cũng thế!”. Tôi giải thích một cách cực kỳ giản dị như vậy! Cô ấy ṭ ṃ muốn nghe nhạc Việt Nam th́ tôi lôi bản “Nha Trang” của Minh Kỳ hay “Bên bờ đại dương” của Hoàng Trọng ra đàn cho cô ấy nghe! Cô nàng gục gặc đầu nói: “Ờ nhỉ, sao mà giống nhạc Ư như thế!”. Chả biết cô ấy nói thật hay chỉ cốt cho tôi yên tâm! Nhưng cái chính là tôi lôi ra một lô các bản nhạc của Ư mà tôi thích nhất rồi đề nghị cô ấy dịch nghĩa cho phần lời. Cái ǵ, chứ c̣n ở Nashville, Tennesse, “Thủ Đô Âm Nhạc “Country Music” của miền Nam Hoa Kỳ” th́ có đủ các hiệu sách hiệu đàn để cung cấp mọi thứ nhạc bản phương Tây trên đời này! Đến cái ngày cô ấy dịch cho tôi xem - bằng tiếng Anh - phần lời của bài “Torna a Sorriento” th́ tôi cứ cho là cô ấy đùa! Khi nh́n lại gương mặt đẹp đẽ, thùy mị và nghiêm trang với mái tóc đen và đôi mắt đen nhánh của cô ấy (chả khác ǵ một thiếu nữ Việt Nam) th́ tôi mới tin chắc là cô ấy không đùa!

     Vào Thư Viện của trường Peabody ở bên cạnh trường tôi học, nơi có chương tŕnh về Âm Nhạc, th́ lục lọi một hồi cũng lại có thêm lai lịch của bài hát ấy, kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh với nghĩa y chang như bản dịch của cô bạn người Ư tôi quen!

     Lai lịch bài hát:

     Vào năm 1902, Thủ Tướng Giuseppe Zenardelli của Ư đi viếng thăm, và nghỉ mát ở bờ biển Surriento! Họ sắp xếp thế nào mà ông này lưu lại ở một khách sạn nơi có một người tên là Ernesto (Có nơi ghi là Giambattista) De Curtis đang trông coi việc trang trí nội thất ở cái khách sạn lớn nhất của thành phố đó!

 

 

Ngày nay có ai ṭ ṃ lên Internet xem ảnh của bờ biển Surriento th́ tất nhiên là sẽ thấy cảnh nên thơ như chốn địa đàng. Thế nhưng ngày ấy th́ ở đấy nhà cửa tồi tàn, đường xá xuống cấp, cống rănh tắc nghẽn. Nói chung là t́nh trạng rất tồi tệ! Anh De Curtis nọ có tay nghề trang trí nội thất th́ tất nhiên là có máu yêu nghệ thuật trong người. Bởi thế mà nếu như anh ta biết đàn hay viết bài hát th́ cũng chả có ǵ lạ cho lắm! Vậy th́ lần đó anh ta theo chủ trương “Nghệ Thuật phục vụ dân sinh”! Chả lẽ để cho ông Thủ Tướng đến nghỉ mát ít hôm rồi khăn gói ra đi mà t́nh trạng của Thành Phố vẫn tồi tàn như xưa? Anh soạn ngay chớp nhoáng một bài hát để gọi là “mua chuộc t́nh cảm” của ông Thủ Tướng, tặng ông Thủ Tướng để ông c̣n “nói vào một tiếng” cho thuộc cấp biết đường mà để mắt đến việc tái thiết và chỉnh trang Surriento! Bài “Torna a Surriento” ra đời!

 

     Surriento nằm trong vùng biển “Napoli” (ta vẫn quen thấy trên bản đồ dưới địa danh là “Naples”). Người viết ở đây xin chép lại nguyên tác phần lời nơi bài hát của Ư, và kế đó là phần dịch thuật mà tôi cố gắng dịch sao cho “thoát” ra được toàn bộ cái ư nơi lời lẽ của nguyên tác! Người đọc sẽ thấy là nội dung nơi lời của bài hát không “buồn” hay “xa vắng” như ta tưởng. Có tí hóm hỉnh nữa là đàng khác! C̣n như nét tha thiết, luôn luôn gợi cảm nơi nét nhạc th́ lại là chuyện khác. Cũng có thể nói: Phần nhạc là của riêng tác giả bài hát, c̣n phần lời là để dành riêng cho bậc “phụ mẫu chi dân” để ông ta c̣n đoái hoài đến bầy con đỏ! Công tư đôi bề vẹn toàn và x̣ng phẳng! Nhưng đàng nào th́ cũng để người đọc tự thẩm định lấy.

 

Trở Về Mái Nhà Xưa

Nhạc: Curtiss

Lời: Phạm Duy

 

Về đây khi mái tóc c̣n xanh xanh.

Về đây với mầu gió ngày lang thang

Về đây xác hiu hắt lạnh lùng.

Ôi lăng du quay về điêu tàn.

Đâu tiếng đàn ngoài hiên mưa ?

Và đâu bướm tơ, vui cùng mùa ?

Một mùa Xuân mới, mắt êm nắng hào hoa.

Về đây nghe tiếng hú hồn mê oan.

Về đây lắng trầm khúc nhạc truy hoan.

Về đây nhé! Cắm xong chiếc thuyền hồn

Ôi thoáng nghe dây ḷng tiếc đờn.

Mái tóc nhà lưu luyến vạt trăng xanh.

Nếu mưa về yêu lấy hạt long lanh.

Chờ mong nắng cho tươi đời xuân xanh.

Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn

Đốt ánh đèn in bóng vào rêu xanh.

Sẽ thấy cười tan vỡ hồn đêm thanh.

Và nghe thấy kiếp xưa bước nhẹ về

Đang khóc than trên đường năo nề.

Thôi nhé đừng hoài âm xưa

Giọt mưa đă gieo trên thềm nhà

Người ngồi im bóng

Lắng nghe tháng ngày qua.

 

Thanh Trang