(TRUNG QUỐC VÀ CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
THỨ NHẤT 1950-1954)
Chen
Jian
Lư Vũ
lược dịch
Nguyễn
Văn Chức phụ dịch
( Trích đăng nguyệt san Con Ong
Việt số 52)
Bài 5
(tiếp theo kỳ trước)
* * *
HỒ CHÍ MINH
ĐI BẮC KINH LĂNH CHỈ THỊ VỀ CHIẾN DỊCH
THƯỢNG LÀO
Cuối
tháng 9, Hồ chí Minh bí mật đi Bắc Kinh.
Giới lănh đạo CS Trung Quốc (CSTQ) và Hồ chí Minh
đă thỏa thuận về những nét lớn chiến
lược liên quan đến chiến dịch Tây-Bắc.
Nét lớn của chiến lược, là : truớc hết
,Việt Minh sẽ tập trung sức mạnh quân sự
vào miền Tây Bắc (gồm Tây Bắc Việt Nam và
miền Thượng Lào). Sau đó, từ Thượng Lào tiến
xuống đánh chiếm miền trung châu sông Hồng-Hà.
Theo kế
hoạch cụ thể của chiến dịch, và dựa
trên những chỉ thị của giới lănh đạo
CSTQ,đặc biệt của Mao Trạch Đông và Bành
Đức Hoài, Phái Bộ
Cố Vấn Quân Sử Trung Quốc ( PBCVQSTQ) và bộ
tư lệnh Việt Minh quyết định đánh
Nghĩa Lộ. Chiếm Nghĩa Lộ rồi, họ
sẽ không đánh Sơn La ngay, mà đặt trọng tâm
vào việc thiết lập những cứ điểm quanh
vùng Nghĩa Lộ, đồng thời đắp một
đại lộ nối liền với Yên Bái.
Vơ Nguyên Giáp có thể đă không đồng ư
về việc thu hẹp mục tiêu của chiến
dịch Thượng Lào, nhưng v́ phía Tàu nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của một cuộc
chiến thắng ăn chắc, cho nên ông đă phải
nhượng bộ.
Tướng Vị Quốc Thanh,
sau gần một năm dưỡng bệnh, đă trở
lại nhiệm sở vào giữa tháng 10 để tham gia
điều khiển chiến dịch Thượng Lào.
Chiến dịch Thượng
Lào khởi sự ngày 14/10/52. Việt Minh tập trung 8
trung đoàn tấn công các đồn lũy của Pháp
tại Nghĩa Lộ.Trong 10 ngày,Việt Minh tiêu diệt
hầu hết các đồn lũy của Pháp. Sau một
thời gian điều chỉnh,Việt
Minh tấn công Sơn La và Lai Châu. Khoảng đầu tháng
12/52, Nghĩa Lộ, Sơn La, phía nam Lai Châu và Tây Bắc Yên
Bái, tất cả nằm trong vùng tây bắc VN đều
lọt vào tay CSVN.
Sau chiến
thắng này, và sau khi đă tham khảo ư kiến nhiều
lần với Đảng CS Trung Quốc (ĐCSTQ), tháng
2/1953 CSVN quyết định mở rộng địa bàn
quân sự sang vùng
Tây Bắc bằng chiến dịch Sầm
Nứa thuộc vùng Thượng Lào. Mục tiêu của
chiến dịch là nối vùng “giải phóng” Tây Bắc VN
với vùng chiếm đóng của CSVN tại Tây Bắc
Lào, nhằm tạo thêm áp lực vào quân đội Pháp.
Ngày 23/3/53
Vị Quốc Thanh và Mei Jiasheng đưa một nhóm cố
vấn Trung Cộng sang Lào để tổ chức
chiến dịch. Chiến dịch bắt
đầu cuối tháng 3 và kéo dài tới đầu tháng 5.
Việt Minh tiêu diệt ba tiểu đoàn và 11 đại
đội địch, kiểm soát toàn tỉnh Sầm
Nứa và một phần các tỉnh Xiêng Khoang và Phong Sa Ly. Hậu cứ của Việt Minh tại vùng Tây
Bắc VN bây giờ được nối liền với
những vùng này tại Lào. Thanh thế
cuả Việt Minh đă lên cao.
TƯỚNG
Mùa hè 1953,
tương quan lực lượng đối địch
giữa bộ đội Việt Minh và quân đội Pháp
tại chiến trường Đông Dương thay
đổi rơ rệt: những chiến thắng trong hai
năm qua đă khiến Việt Minh có thể mở
những cuộc hành quân lớn khác nhằm chiếm
thế thượng phong. Chính vào lúc đó, chiến tranh
Triều Tiên kết thúc vào tháng 7/1953; Trung Cộng có thể
rảnh tay để chú trọng hơn vào người láng
giềng phương Nam.V́ vậy Việt Minh và các cố
vấn Tàu bắt đầu soạn thảo kế
hoạch quân sự cho mùa đông 1953 và mùa Xuân 1954, gọi
tắt là chiến dịch Đông Xuân.
Thời
điểm này, có những đổi thay lớn về phía
người Pháp. Những thất bại liên tiếp
trước các cuộc tấn công và áp lực quân sự
của Việt Minh, đă đưa tướng Henry Navarre
lên thay tướng Raoul Salan (người kế vị
tướng De Lattre năm 1952) trong chức vụ tư
lệnh quân đội viễn chinh Pháp tại Đông
Dương. Được Hoa Kỳ ủng hộ,
tướng Navarre lập tức đưa ra một
chiến lược mới nhằm trong thời hạn ba năm lấy
lại thế chủ động quân sự.
Hoa Kỳ
vừa được rảnh tay khỏi chiến tranh
Tiều Tiên, và lo ngại trước hậu quả nghiêm
trọng của những thất bại của Pháp tại
Đông Dương, đă quyết định gia
tăng viện trợ quân sự và tài chánh cho Pháp
để chặn đứng sự bành trướng
của CS tại một vùng đất chiến
lược khác ở Đông
Á. Mỹ đă viện trợ cho Pháp 4 trăm triệu
Mỹ kim.
Ngày 13/8/53 Ủy Ban trung Ương CSVN
thỉnh ư Trung Ương đảng CSTQ về việc
nhận định t́nh h́nh hiện tai và
những chiến lược quân sự trong tương
lai. Theo đề nghị của Vơ Nguyên Giáp, chính tri bộ CSVN quyết
định sẽ chuyển những cuộc hành quân trong
tương lai từ các vùng thượng du Tây bắc
về vùng châu thổ sông Hồng Hà. Những
cuộc hành quân vùng rừng núi vẫn tiếp tục
nhưng không c̣n được coi là ưu tiên như
trước nữa. La Quư Ba có mặt trong cuộc
họp của chính trị bô CSVN và phúc tŕnh cho Bắc Kinh
về sự thay đổi chiến lược này.
Bắc Kinh bèn
đánh điện ngay cho họ La và chính trị bộ CSVN
ngày 27 và 29 tháng 8, phản đối sự thay đổi
chiến lược này. Bắc Kinh nhấn
mạnh rằng kế hoạch nguyên thủy đặt
trọng tâm vào chiến trường Tây Bắc phải
được tiếp tục thi hành. Trong điện văn ngày 29/8,
Bắc Kinh nói rơ và nhấn mạnh:
“Trước
hết chúng ta phải tiêu diệt địch ở vùng Lai
Châu, giải phóng miền Bắc và miền Trung nước
Lào, rồi từ từ mở rộng chiến
trường xuống Nam Lào và Cao Miên, tạo áp lực vào thành phố
Sàig̣n.Với chiến lược này chúng ta có thể
giới hạn tiềm năng nhân sự và tài chánh của
địch, đồng thời có thể căng địch ra, đẩy
địch vào thế bất lợi. Sự
thực hiện kế hoạch chiến lược
nầy chắc chắn sẽ dóng góp vào cuộc bại
trận của đế quốc Pháp tại VN, Lào và Cao
Mên. Dĩ nhiên, chúng ta cần khắc phục nhiều
khó khăn và chuẩn bị cho một cuộc chiến
tranh lâu dài”
Tháng 9, chính
trị bộ CSVN họp để thảo luận. Hồ Chí Minh tán đồng quan điẻm
của Tầu, và chính trị bộ CSVN quyết
định tiếp tục đặt trọng tâm chiến
lược vào những cuộc hành quân ở vùng Tây
Bắc.
Ngày 29/10,Uỷ Ban Trung Ương đảng CS Trung
Quốc gửi điện tín
cho Uỷ Ban Trung Ương Đảng Lao
Động VN (UBTUĐLĐVN) cho biết Bắc Kinh đă
bổ nhiệm tướng Vị Quốc Thanh làm Cố
Vấn Trưởng đặc trách quân sự, và
tướng La Quư Ba làm Cố
Vấn Trưởng đặc trách chính trị, cả hai
đại diện cho đảng CS Trung Quốc về
mọi quyết định quân sự và chính trị trong
tương lai.Vị quốc Thanh trở về Tàu báo cáo
t́nh h́nh cho UBTUCSTH. Mao Trạch Đông tiếp Vị
Quốc Thanh và nhấn mạnh thêm một lần nữa rằng:
phải duy tŕ áp lực quân sự tại vùng Tây Bắc.
Cuối
tháng 10 và đầu tháng 11/1953. Vị
Quốc Thanh và bộ tư lệnh Việt Minh soạn
thảo kế hoạch hành quân cho mùa Đông 1953 và mùa Xuân
1954. Theo kế hoạch này, bộ
đội Việt Minh vẫn tiếp tục chĩa
mũi dùi vào Lai Châu. Họ sẽ t́m cách chiếm
trọn tỉnh Lai Châu vào tháng giêng 1954, sau đó
sẽ tấn công những địa điểm khác
tại vùng Thượng và Trung Lào. Cùng lúc,
bộ đội Việt Minh sẽ từ núi rừng Trung
Việt đổ xuống Hạ Lào, đặt vùng này
trong thế bị tấn công từ hai mặt. Ngày 3
tháng 11/1953,Chính trị bộ CSVN chấp
thuận kế hoạch này . Giữa tháng 11,
năm trung đoàn Việt Minh ồ ạt tiến vào Lai
Châu.
( xin đón đọc số sau, kỳ
6: Pháp lập chiến
tuyến Điện Biên
Phủ)