Đây là sự thật về cuộc kháng chiến chống Pháp dành độc lập (1946-1954)

của bọn Hồ Chí Minh và đảng CSVN

 

CHINA AND THE FIRST INDOCHINA WAR 1950-1954

(TRUNG QUỐC VÀ CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG THỨ NHẤT 1950-1954) 

 

Chen Jian

Lư Vũ lược dịch

Nguyễn Văn Chức phụ dịch

( Trích đăng nguyệt san Con Ong Việt số 52)

Bài 1



Lời Dẫn Nhập cuả LS Nguyễn Văn Chức

 

     Ngày 20 tháng 7 sắp tới , Việt Cộng sẽ tổ chức long trọng lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên , “ chiến thắng của nhân dân ta chống Pháp dành độc lập”. Từ hơn 2 tháng nay, báo chí Việt Cộng, với h́nh ảnh và tài liệu, không ngớt ca ngợi cuộc chiến tranh 1946-1954 là cuộc kháng chiến chống Pháp “đem lại độc lập tự do no ấm” cho tổ quốc Việt Nam.

     Nhưng, lịch sử c̣n đó. Cuộc chiến tranh 1946-1954 không phải là cuộc kháng chiến chống Pháp dành độc lập của nhân dân Việt Nam. Mà là Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất do cộng sản quốc tế phát động , trong tiến tŕnh nhuộm đỏ bán đảo Đông Dương trước khi nhuộm đỏ toàn thể Đông Nam Á. Hồ Chí Minh và đảng CSVN chỉ là lũ tôi tớ thừa hành bằng xương máu và hy sinh của nhân dân Việt Nam.

     Sau khi cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất kết liễu và sau khi chiếm được miền Bắc , Hồ Chí Minh và đảng CSVN của y đă đi theo đúng quy tŕnh của cộng sản quốc tế: áp dụng bạo lực và củng cố bạo lực. Hai vụ đấu tố ruộng đất cực kỳ dă man, và một vụ Nhân Văn Giai Phẩm vô cùng tàn bạo. Tất cả, để “xây dựng xă hội chủ nghiă”.

     Sau khi đă cố quyền lực trên toàn thể miền Bắc, Hồ Chí Minh và đảng CSVN bèn tiến hành cuộc chiến tranh xâm luợc Miền Nam (1960-1975) , gọi đó là “ đánh Mỹ cứu nước”. Nhưng bản chất và sự thực, th́ đó chỉ là cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai. Một lần nữa, cuộc chiến tranh này cũng do cộng sản quốc tế phát động, và do CSVN tiến hành bằng xương máu của nhân dân Việt Nam

     Trở lại cuộc Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất (1950-1954) bá nghiên cứu dưới đây của Chen Jian đă vạch trần hai sự thật. Thứ nhất, cuộc chiến tranh ấy đă do cộng sản quốc tế phát động , bọn Hồ Chí Minh chỉ là lũ tôi tớ thưà hành. Thứ hai --đây là điều mà CSVN làm mọi cách để che dấu và chối bỏ --cuộc chiến tranh ấy đă do các tuớng lănh Trung Cộng tiến hành từ A đến Z, theo lệnh trưc tiếp (từng ngày, và có khi từng giờ) của chính Mao Trạch Đông bằng điện tín từ Bắc Kinh

     Bài nghiên cứu dưới đây của Chen Jian đă do bạn VVL, bút hiệu Lư Vũ, cho tôi năm 1991, kèm theo nhiều tài liệu và sách vở quư giá. Bài nghiên cứu đă được bạn Lư Vũ ơ “sơ dịch”, tôi chỉ phụ dịch mà thôi. Nhân dịp này, tôi xin thành thật cám ơn bạn Lư Vũ. Một đại thương gia Và cũng là một đại “độc gia”. Ông đọc rất nhiều, và lư luận rất sâu sắc. Tôi đă học đưọc nhiều nơi ông.

     Tôi hân hạnh giơi thiệu sử liệu này của Chen Jian . Người Việt Nam , dù thuộc chính kiến nào, cũng nên đọc. Đảng viên CSVN, hiện c̣n trong đảng, hoặc đă bỏ đảng, lại càng nên đọc

     Nhân dịp, tôi cũng mạn phép đưa ra một vài nhận xét về bản nghiên cứu của Chen Jian. Chen Jian đă sai lầm khi rời bỏ lănh vực tài liệu để đi vào lănh vực suy luận. Sai lầm một: Chen Jian có thể làm cho nguời đọc hiểu rằng trong cuộc chiến tranh mệnh danh “đánh Pháp dành độc lập “ 1946-1954, CSVN đă chiến đấu cho nền độc lập của Việt Nam. Sự thực “chiến đấu cho nền độc lập Việt Nam” chỉ là chiêu bài mà CSVN đưa ra để kêu gọi nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu. Nhân dân Việt Nam mới chính là kẻ đă chiến đấu cho nền độc lập của tổ quốc Việt Nam. Sai lầm hai: Chen Jian gọi cuộo tổng tuyển cử dự liệu trong bản tuyên bố chung của Hiệp Định Geneva 1954 là một cuộc trưng cầu dân ư. Sự thực , bản tuyên bố chung của hiệp định Geneva không có đoạn nào nói như vậy. Sai lầm ba: Chen Jian có thể làm cho người đọc hiểu lầm rằng Mỹ và ông Diệm đă không thi hành Hiệp Định Geneva về vấn đề tổng tuyển cử. Sự thực, Hiệp định Geneva không có điều khoản nào quy định và dự liệu tổng tuyển cử

     Người dịch tôn trọng bản chính của Chen Jian, không chú thích, cũng không phê b́nh. Người dịch chỉ đặt những tiểu đề (sous titre) phân đoạn, để giúp bạn đọc dễ theo dơi.

     Bài nghiên cứu này cuả Chen Jian thoạt đầu được soạn thảo cho hội nghị thường niên lần thứ 5 của các sử gia Trung Hoa tại Hoa Kỳ, tháng 8 năm 1991. Sau đó, bài nghiên cứu đă được tham khảo và bổ túc bởi các sử gia Michael Hunt, Zhai Qiang, William Turley, Marilyn Yong, Marc Trachtenberg ,WiliamStuek, JamesSomerville, Raymond Mayo và được phổ biến rộng răi trên khắp thế giới. Đây là một công tŕnh nghiên cứu có tầm vóc về sự thật của Cuộc Chiến Tranh Đống Dương Thứ Nhất 1950-1954.

     Dựa vào các tài liệu tối mật của Trung Quốc vừa được giải tỏa, sử gia Chen Jian đă cho thế giới ư thức sâu sắc rằng cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh cuối thập niên 1940 đă được Trung Cộng coi như cuộc chiến của chính Trung Cộng

     Ngay sau khi toàn thắng ở lục địa, v́ quá lo sợ sẽ phải đương đầu trực tiếp với “Đế Quốc Mỹ” trên ba mặt trận ở Đông Á là Đông Dương, Đài Loan, và Triều Tiên, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Châu  Lai, Bành Đức Hoài, Chu Đức đă dốc toàn lực để giúp Việt Minh chiến thắng thực dân Pháp. Theo sử gia Chen Jian, cuộc kháng chiến của Việt Minh chỉ có tính cách tự cường từ 1950 trở về trước. Từ sau 1950, cuộc chiến ở Đông Dương hoàn toàn nằm trong tay điều khiển trực tiếp của Đảng Cộng sản Tàu. Các trận đánh quyết định ở Đồng Khê, Ḥa B́nh, Cao Bằng, Lào Kay, Lạng Sơn, Nghĩa Lộ, cũng như các chiến dịch danh tiếng ở Tây Bắc Bắc Việt, Thượng Lào, Điện Biên Phủ…...đều do các tướng lănh Cộng Sản Tàu chỉ huy, theo lệnh trực tiếp (từng ngày, có khi từng giờ) của chính Mao Trạch Đông bằng công điện từ Bắc Kinh.

     Mặc dầu các tài liệu xử dụng đều là của Trung Cộng, nhưng bản phân tích của Chen Jian, có tầm vóc lịch sử và đưa ra lượng định mới về chiến cuộc đầu tiên ở Đông Dương. Trong phần kết luận, Chen Jian cho rằng Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Ba (tức là cuộc chiến tranh giữa Việt Nam thời Lê Duẩn và Campuchia thời Pol Pot) bằt nguồn từ nguyên nhân sâu xa nằm trong những quan hệ hợp tác giữa hai đảng cộng sản Hoa-Việt trong thời Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhấtt. V́ thế, xét lại quan hệ quá khứ giữa hai đảng cộng sản Hoa-Việt vào thời điểm nầy, thiết tưởng là một cách ôn cố tri tân, học lại bài học lịch sử: Đảng cộng sản Việt nam đă dựa vào sức lực nước Tầu để chiến thắng thực dân Pháp, nhưng sau đó, đă xô đẩy đất nước vào máu lửa chiến tranh trong hàng chục năm, và đưa dân tộc tới chỗ suy kiệt.

     Ngày hôm nay, cộng sản quốc tế đă tàn lụi trên toàn thế giới, Hà Nội vẫn cóp nhặt mô thức Trung Cộng, duy tŕ và củng cố bạo lực, để mưu t́m sự sống sót cho đảng CSVN. Liệu rằng đường hướng đó sẽ c̣n đầy đọa và đưa dân tộc VN tới thảm họa mới nào trong tương lai.

     Lịch sử đă chứng minh: không có Hồ Chí Minh và đảng CSVN của y, Việt Nam đă độc lập chậm lắm là đầu thập niên 1960, và bây giờ đă thịnh vượng không kém—nếu không muốn nói là hơn—những Thái Lan, Đài Loan, Phi Luật Tân. Tội ác của Hồ Chí Minh và đảng CSVN của y “nước biển đông rửa không sạch, trúc trên rừng ghi không hết”. Đó là hận thù lớn nhất mà CSVN đă gây ra đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam.

     Việt Cộng luôn luôn kêu gọi quên đi hận thù để , hoà hợp hoà giải dân tộc. Bản văn kêu gọi mới nhất , biện chứng nhất, và cũng ngu dốt nhất, của chúng nó là Nghị Quyết 36 ngày 26.3.2004 mới đây của bộ chính trị .

     Chúng ta, Nguời Việt Tỵ Nạn muốn nói với chúng nó rằng: hăy hoà giải hoà hợp với đồng bào trong nước trước đă. Sau đó, và chỉ sau đó, vấn đề hoà giải hoà hợp với đồng bào hải ngoại mới có thể được đặt ra . Riêng tôi, Nguyễn Văn Chức, sẽ viết về Nghị Quyết 36 này, như cách đây gần 10 năm (năm 1995), tôi đă viết về Lá Cờ Vàng Ba Sọc, để trả lời bài diễn văn của Vơ Văn Kiệt tại Paris. Đại cương, th́ với nghị quyết 36 Việt Cộng đă mặc nhiên cúi đầu trước sức mạnh của chúng ta tại hải ngoại, đồng thời thú nhận sự thất bại của chúng nó trong chính sách hải ngoai cũng như thú nhận sự bất lực của những tổ chức tay sai của chúng nó tại hải ngoại, một lũ “có ḷng với Bác và đảng”, nhưng ngu dốt, cu ly cu leo, bị đồng bào hải ngoại khinh bỉ, và chỉ biết ăn hại đái nát không giúp ǵ đuợc cho” đảng và nhà nước ta”.

 

Tôi vừa đi lạc đề.

Đây, bài nghiên cứu China and The First Indochina War 1950-1954 của Chen Jian. Mời bạn đọc suy nghĩ.

 

***

 

     Mặc dầu sự dính líu của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ) vào cuộc chiến tranh đầu tiên ở Đông Dương là một sự kiện hiển nhiên và mang ư nghĩa trọng đại, nhưng vấn đề chưa hề được nghiên cứu một cách cặn kẽ trong thời Chiến Tranh Lạnh v́ thiếu các tài liệu của Trung Quốc và Việt Nam.

     Trong các tác phẩm viết về Việt Nam bằng Anh Ngữ có giá trị, chẳng hạn: The VietNam Wars, 1945-1990 của Marilyn B Young, The War In Indo-China,1945-1954 của Jacques Dallaoz, The First Indochina War của R.E.M Irving,The Struggle For Indochina War, 1946-1955 của Ellen Hammer, The Indochina War,1954-1954 của Edgar O’balance và Street Without Joy, Insurgency In VietNam 1946-1954 của Bernard Fall, vai tṛ của Trung Cộng ít khi được nhắc đến , nhiều khi c̣n bị bỏ quên. Riêng cuốn Vietnam And China,1938-1954 của King Chen được soạn thảo dựa trên các tài liệu báo chí và tin tức phát thanh cận đại, có đề cập --một cách chi tiết và mang tính thuyết phục—t́nh hữu nghị giữa hai nước Việt-Hoa, tuy nhiên v́ nguồn tài liệu xử dụng bị giới hạn v́ tính cách tuyên truyền, đă không thể đào sâu vào mối tương quan mật thiết giữa cấp lănh đạo hai nước.

     V́ thế, bài nghiên cứu nầy sẽ dựa vào những nguồn tài liệu mật vừa được Bắc Kinh giải mật, đặc biệt là những hồi kư, công điện, và nhật kư của các cấp lănh đạo tối cao Trung cộng trong thời đó để t́m hiểu nội dung của vấn đề. Nhiều cuộc phỏng vấn với các nhân vật quan trọng đă phát hiện ra nhiều điều bí mật về chính sách của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ) đối với cuộc chiến đầu tiên ở Đông dương.

Liên Hệ Lich Sữ Giữa Hai Đảng CS Việt-Hoa

    
Bán đảo Đông Dương -- với ba nước Việt, Miên, Lào-- là láng giềng sát cận của Trung quốc. Hai Đảng Cộng Sản Tầu-Việt đă có những liên hệ lịch sử rất chặt chẽ.Từ hồi đầu thập niên 1920, Hồ Chí Minh và các đồng chí đă t́m cách móc nối với các đồng chí Trung Quốc của họ. Chính Hồ đă sinh sống ở Trung Hoa và nói thạo tiếng Tầu. Cuối thập niên 1930 Hồ là đảng viên của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (DCSTQ) và từng đảm nhận chức vụ chỉ huy ở Đệ Bát Lộ Lục Quân (xin tham khảo thêm sách Hồ Chí Minh và Trung quốc, Beijing: People’s Liberation Army Press,1987 và Giọt Nước Trong Biển Cả của Hoàng văn Hoan).

     Sau đệ nhị thế chiến, đảng CSVN do Hồ cầm đầu cướp đuợc chính quyền tại Việt Nam và thiết lập chế độ Việt Nam Dân Chủ CộngḤa (VNDCCH) do Hồ nắm giữ chức chủ tịch. Khi quân Pháp trở lại, th́ t́nh thế đổi nguợc, Hồ và các đồng chí đă rút về các chiến khu ở miền núi để tiếp tục cuộc kháng chiến. Từ 1946 đến đầu 1950 CSVN đấu tranh tự lực, không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

     Cuộc chiến thắng của Hồng Quân Trung Quốc năm 1949 trên toàn lục điạ Trung Hoa là cơ hội ngàn vàng cho đảng CSVN; cuộc kháng Pháp dành độc lập của Viêt Minh sẽ được cộng sản Tầu dốc toàn lực hổ trợ.

 

     Thực ra th́ cả hai phía Tầu-Việt đều khẩn thiết muốn có quan hệ hợp tác. lâu dài. Cuối năm 1949, Đảng Cộng sản Đông Dương (DCSDD) đă gửi Ủy Viên Trung Ương Hoàng Văn Hoan sang Tầu để củng cố mối t́nh hữu nghị Việt Hoa (Sau đó Hoan trở thành đại sứ đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa ở Bắc Kinh; cuối thập niên 1970, v́ xung khắc với Lê Duẩn, Hoan đào tẩu sang Tầu và chết ở lục địa năm 1991).

(kỳ sau tiếp – Bài 2)