Đầu ḷng hai ả Tố Nga
Vip KK
(trích đăng Nguyệt San Con Ong Việt số 66 tháng 12 – 2005)

 

     Trời mưa tầm tă. Tôi khoác áo tơi ra thùng thư, lấy thư mang vào nhà. Toàn là báo và giấy quảng cáo.

Có một phong thư ướt mèm. Tôi mở ra đọc.

- “Cụ Vip KK, cụ c̣n nhớ ngày rước kiệu cuối tháng Đức Mẹ năm 1975 ở Subic không? Cụ có nhớ bà Thúy Vân không? Bây giờ cụ có khoẻ không? Từ gần ba mươi năm nay, tôi vẫn đọc cụ. Tôi cầu nguyện, xin Chúa và mẹ Maria ǵn giữ Cụ khoẻ mạnh để cụ viết. Tháng này là tháng 5, tháng dâng hoa kính Đức Mẹ...”.

Cuối thư, là chữ kư nguệch ngoạc, tôi không sao đoán ra được. Ngoài b́ thư, địa chỉ của người gửi bị nước mưa làm nḥe hết, chỉ c̣n mấy chữ Toronto, Canada.

Suốt buổi chiều hôm đó, tôi suy nghĩ. Thúy Vân là ai? Đời tôi có quen ai là Thúy Vân đâu, nhất là “bà” Thúy Vân th́ tôi lại càng không quen.

Lục lọi măi kư ức, cuối cùng tôi t́m thấy bà ta.

*

     Đêm 26.3.1975, tôi bị lực lượng an ninh của Nguyễn Văn Thiệu xông vào nhà, bịt mắt mang đi. Một tháng sau, đêm 26.4.1975. tôi được Tổng Thống Trần Văn Hương trả tự do. Tối Thứ Ba 29 tháng 4.1975, tôi và vợ con chen được lên tầu hải quân ở bến Bạch Đằng. Rồi chúng tôi lênh đênh trên biển cả, hướng về phiá mặt trời mọc. Rồi chúng tôi tới Subic. Ngày nào, tôi không nhớ. Chỉ biết là khoảng giữa tháng 5, tháng dâng hoa kính đức Mẹ Maria của người Công Giáo.

Hôm rước kiệu cuối tháng 5, tôi và gia đ́nh có mặt. Đông bà con tỵ nạn lắm, những người đă may mắn được đặt chân lên ngưỡng cửa của tự do. Tôi thấy có cả những ngừơi theo đạo Phật. Một người mẹ bế con lên cao, chỉ vào tượng đức Mẹ Maria:

- “Con  cám ơn Bà đi, và cầu Bà phù hộ cho bố con”.

Sau này, đi lănh phần cơm, t́nh cờ tôi  gặp người mẹ. Người mẹ kể rằng:

- “Chồng bà bị bắt tại miền Trung hồi tháng 3, không biết sống chết thế nào. Ông hàng xóm khuyên bà nên kêu cầu đức Mẹ bên Công Giáo. Và bà đă kêu cầu. Bà đă đi ra được khỏi nước. Bà tin rằng chồng bà c̣n sống và sẽ được ơn trên phù hộ thoát khỏi Việt Nam. Ngày nào bà cũng kêu cầu đức Bà Maria bên  Công Giáo.

Bà ta tên Liên.

*

- “Người anh hôi lắm, nằm xê ra có được không? Đă uống bia, rồi c̣n nốc tỏi vào. Xí!”.

Lại bà ta.

Chả đêm nào bà ta không mắng chửi chồng, chả đêm nào bà ta không làm nhức tai hàng xóm. Hàng xóm đây là chúng tôi, những người tỵ nạn mới đến Subic, chui rúc trong những chiếc lều vải (tente) nằm san sát nhau.

- “Già mà không nên nết. Hôm qua anh đi xách nước, anh đứng sau con đĩ chó nào? Tưởng tôi không biết hả. Người như con mắm, mà không biết xấu hổ. Xí!”.

Một ông hàng xóm ngứa miệng:

- “Bà ôi để cho chúng tôi ngủ. Bà để sáng ngày mai hăy chửi tiếp có được không?. Đêm nào bà cũng không cho chúng tôi ngủ ngáy.”.

- “Này, đèn nhà ai nhà nấy rạng. Tại sao ông không đợi sáng ngày mai hăng ngủ tiếp có được không? Xí.”.

Cả xóm đều khiếp bà ta. Và cả xóm đều im lặng. Một sự nhịn là chín sự lành.

*

     Một buổi sáng, t́nh cờ tôi được chiêm ngưỡng dung nhan bà ta. Lúc đó, bà ta đang bận xỉ vả ông chồng, và ông chồng đang bận giặt giũ bên cạnh máy nước công cộng. Nghe đâu ông ta có vơ Karatê đai đen. C̣n bàø ta th́ xấp xỉ 30 mươi, xinh lành, nhưng đanh đá ơi là đanh đá. Bà ta chửi chồng thậm tệ, và mỗi khi bà ta chửi, cái miệng của bà ta lại méo xẹo một bên, trông lại càng đanh đá và càng xinh. Bà ta tên là Thúy Vân!  Ôi, cái tên mỹ miều.

Cái đêm hôm đó đêm nào? Chỉ biết rằng độ nửa khuya, bà ta lại lên cơn chửi chồng.

- “Cái bóp của tôi ai lấy? Mất 5 đô la. Có phải cái mặt anh không. Ăn cắp tiền của vợ đi mua thuốc lá mua bia không? Đồ đàn ông khốn nạn. Xí!”.

Cả xóm im lặng.

Bỗng từ căn lều bên cạnh, tiếng một người đàn ông vang lên, rè rè như ống rỉ: 

- “Đầu ḷng hai ả tố nga

Thuư Kiều là chị em là Trương Phi.”.

Những người ở lều bên cạnh không nhịn được, cười hinh hích. Có người khoái trá, cười hô hố.

Tiếng nguời đàn bà ré lên:

- “Này, tôi nói cho cái nhà ông biết: ông đừng rở thói chua ngoa với con này. Con này sẽ ăn thua đủ.”.

Tiếng người đàn ông chậm răi và hiền lành:

- “Tôi lẩm cẩm vô ư đọc sai truyện Kiều, xin bà tha lỗi cho.”.

Rồi ông ta than:

- “Cụ Nguyễn Du ôi, chả phải đợi hơn ba trăm năm sau, mới có người khóc Cụ. Tôi đang khóc Cụ đây này. Tôi vô ư đọc sai truyện Kiều của Cụ, mà người ta “trang trọng khác vời” đ̣i ăn thua đủ với tôi đấy. Ối cụ Nguyễn Du ơi là cụ Nguyễn Du ơi, tôi bắt đền cụ đấy”.

Trách Nguyễn Du xong, ông ta lại trách ông Washington của nước Mỹ.

- “Ối ông Washington ơi, tôi cứ tưởng nước Mỹ của ông tôn trọng nhân quyền, ban đêm để cho người khác ngủ ngáy. Tôi già cả đọc sai thơ của người xưa, mà người ta cũng chửi tôi và đ̣i ăn thua đủ với tôi đây này. Ối  ông Washington ơi, tôi bắt đền ông đấy.”.

Tiếng ông ta chậm răi. Hiền lành. Và giấm giẳng.

Từ hôm đó, bà Thúy Vân không chửi chồng ban đêm nữa.

*

     Hôm được giấy gọi đi Guam, người đàn ông sang bên lều chào tôi:

- “Luật sư không biết tôi, nhưng tôi biết luật sư. Tôi có nghe luật sư căi trong các vụ đảo chính chỉnh lư hồi 1965. Tôi là...X . , tiểu đoàn trưởng ngày xưa ở Hưng Yên. Tôi lảy Kiều, luật sư nghe có được không?”.

Vip KK