Giáo Hoàng có mấy Sư đoàn?
Lê
Phàm Nhân.
( Trích đăng nguyệt san Con Ong
Việt số 60 )
Bắt đầu
từ năm 1944, gió đă đổi chiều trong trận
đệ nhị thế chiến, trên cả hai mặt
trận Âu châu và Thái B́nh Dương. Liên quân Mỹ, Nga và Anh
bắt đầu chiếm lại được thế
thượng phong. Tuy nhiên lúc bấy giờ,
Đức quốc vẫn đi trước các
nước kỹ nghệ tây phương khác một
bước dài trên b́nh diện phát minh khoa học và kỹ
thuật. Từ mùa thu năm 1944,
Đức đă cho thí nghiệm thành công các loại bom bay
V-1 và V-2, cũng như các chiến-đấu
phản-lực-cơ đầu tiên trên thế giới.
Đă lỡ ngồi trên lưng cọp, Hitler quyết
định tung ngay các chiến cụ
mới này vào trận địa, với hy vọng xoay
chuyển thế cờ. V-1 và V-2 đă được phóng
sang Luân Đôn, chiến-đấu phản-lực-cơ
cũng đă bay lên vùng trời Bá Linh nghênh chiến các
đợt không tập của quân đồng minh. Nhưng đă quá trễ. V́ Hoa Kỳ, ngoài việc phản
công trên các đảo khắp vùng Thái B́nh Dương,
vẫn c̣n khả năng gởi nhiều không-đoàn phóng
pháo cơ B-17, cũng như khu-trục
chiến-đấu-cơ mới P-51 Mustang sang Anh cát
Lợi để phụ giúp không quân hoàng gia Anh, ngày đêm
nghiền nát các khu vực kỹ nghệ chế-xuất
của Đức quốc xă, làm Đức ngă quỵ.
Sang mùa xuân năm
1945, quân Anh Pháp và Mỹ siết chặt ṿng vây vào Bá Linh
từ các hướng tây, tây bắc và
tây nam. Hồng quân Nga từ phía đông tiến nhanh vào
cửa ngơ Bá Linh, với khoảng mười lăm ngh́n
chiến xa T-34. Hồng quân được Joseph Stalin cho
lệnh “làm cỏ” quân dân Đức trên đường
tiến quân, để trả thù việc Hitler gởi
cả lộ-quân tấn công
Trước
đó, trong những năm tháng căng thẳng ngột
ngạt của trận đệ-nhất thế-chiến,
lúc chính nước Nga đang đứng trước
hiểm họa cộng sản, vào ngày 13 tháng 10 năm 1917,
Đức Mẹ Maria đă hiển thánh ở thị trấn
nhỏ Fatima, nước Bồ Đào Nha, và đă nói
lời tiên tri với 3 đứa trẻ, rằng “Trái Tim
Mẹ sẽ thắng, và nước Nga sẽ trở
lại”. Dầu vậy, câu nói của bạo
chúa Stalin trên đây, đă không được trả
lời suốt thời gian Stalin, Breznev, Kruschev, Chechnenko . .
. thay nhau làm chủ-nhân-ông điện Kremlin. Câu nói xách mé trên cũng chưa hề
được trả lời suốt nhiệm kỳ
của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm. Khói lửa
điêu linh tiếp tục trùm phủ lên thế kỷ 20 .
. .
Trong bối
cảnh đó, Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị
đă chào đời ngày 18 tháng 5 năm 1920 tại thị
trấn Wadowice nước Ba Lan, dưới tên thật là
Karol Josef Wojtyla Jr. Thân phụ Wojtyla Sr. là một sĩ quan
trong lục-quân Ba Lan. Chàng thanh niên Karol Jr. rất
tích cực hoạt động trên nhiều lănh vực xă
hội, thể thao, sân khấu kịch nghệ, kể
cả sáng tác và xuất bản thơ. Năm ngài vào học
đại-chủng-viện, th́ xứ sở Ba Lan bị
Đức Quốc Xă chiếm đóng, chủng viện
bị đóng cửa, việc học hành phải lén lút khó
khăn. Cuối cùng rồi chủng-sinh Karol Wojtyla Jr.
cũng đă được bí mật thụ phong linh
mục ngày 1 tháng 11 năm 1946, v́ Ba Lan lại đă rơi
vào dưới bàn tay của cộng sản vô thần. Linh
mục Wojtyla Jr. đă được gởi
sang học ở Ư, và đă đổ tiến sĩ
thần học tại La Mă năm 1948. Trở về
lại Ba Lan, cha Karol Wojtyla Jr. được giao trách
nhiệm đầu tiên, trông coi giáo xứ Niegowic, cách
thủ đô Ba Lan khoảng 50 cây số. Và ngài tiếp
tục phục vụ giáo hội tuần tự qua các
chức vụ khác nhau, cho đến ngày được
Hội Đồng Hồng-Y bầu ngài vào chức vụ
hàng đầu giáo hội Công Giáo vào ngày 16 tháng 10 năm
1978, với số 103 phiếu thuận trên 109 phiếu
bầu, sau 10 ṿng đầu phiếu. Năm
đó là lần đầu tiên, sau hơn 450 năm, một
vị Hồng Y không sinh trưởng ở Ư
được chọn làm Giáo Hoàng.
Cả
hai tháng nay, truyền thông và báo chí đă nói nhiều về
cuộc đời siêu phàm của ngài. Trong khuôn
khổ nhỏ bé của bài báo này, chỉ xin ghi lại vài
nét chính, cùng với những con số cụ thể . . .
Đối ngoại, ngài đă mở rộng ṿng tay ḥa hợp sang các tín ngưỡng khác,
như các lănh tụ Muslim và Đức Đạt Lại
Lạt Ma. Ngài cũng đă có nghĩa cử
ḥa giải, bằng cách nhân danh giáo hội, chính thức lên
tiếng xin lỗi về những sai lầm của giáo
hội trong quá khứ. Ngài giữ vững lập
trường chống phá thai, và rất
khắt khe với các khuynh hướng “cấp tiến”
đang len lỏi vào hệ thống truyền giáo của
giáo hội. Đối với các lănh tụ
chuyên chế hoặc độc tài như Mikhail Gorbachev và
Fidel Castro, ngài vẫn tiếp xúc, vẫn thăm viếng,
nhưng đồng thời vẫn lên tiếng chỉ trích
chế độ cộng sản, và thách thức việc
tôn trọng quyền nhân bản. Ngài cực lực
chỉ trích chủ nghĩa cộng sản tàn bạo vô
thần, nhưng ngài cũng mạnh dạn cảnh
tỉnh sự suy đồi của xă hội tây
phương qua các khuynh hướng vật-chất phi-nhân và
nhục-thể sa-đọa (ví dụ điển h́nh mà
người ta đă thấy qua cuộc bầu cử
ồn ào ở Hoa Kỳ, là đám Bill Clinton/Monica Lewinski, Ted
Kennedy, John Kerry, và lũ Hồ Ly Vọng). Đối
nội, ngài cứng rắn chống lại việc bổ
nhậm nữ tu sĩ, viện cớ rằng chính Chúa
Giê-Su cũng chỉ chọn nam tông-đồ. Ngài cũng nghiêm khắc với khuynh hướng
thiên về vấn đề cho phép tu sĩ lập gia
đ́nh.
Đức
Giáo Hoàng John Paul II đă đứng đầu Giáo Hội
Công Giáo đúng 26 năm, 5 tháng, 16 ngày. Hành
tŕnh giáo-sự của ngài đă trải dài 775,231 dặm
anh. Ngài đă di chuyển 146 chuyến hành giáo trên lănh
thổ Ư Đại Lợi, và 104 chuyến đến
thăm viếng 129 quốc gia khác nhau trên khắp hoàn vũ
(bốn chuyến đến Phi Châu và năm chuyến
đến Châu Mỹ La Tinh). V́ những
chuyến đi này, Đức Giáo Hoàng đă ra ngoài ṭa thánh
Cho đến
cuối thập niên 1980, đối với nước Ba
Lan và và các quốc gia đông âu, Đức Giáo Hoàng John Paul
II đă can đảm và khôn khéo thủ một vai tṛ
rất nguy hiểm và tế nhị. Đó là làm sao giúp
đỡ giáo hội và giáo dân các quốc gia đó giữ
vững được niềm tin nơi Thiên Chúa, niềm
tin đoàn kết phấn đấu, mà không tạo lư do
cụ thể cho bạo quyền cộng sản thẳng
tay đàn áp đẫm máu, gây thêm cảnh nồi da xáo
thịt.
Chỉ một năm sau khi nhậm chức, Giáo
Hoàng John Paul II đă dàn xếp trở về thăm quê
hương lần thứ nhất vào tháng 6 năm 1979, lúc
bấy giờ đang rất ngột ngạt dưới
quyền của tướng Jaruzelsky, thủ tướng
Ba Lan. Dân chúng Ba Lan (85% công giáo) đă
tập họp thật đông đảo để nghênh
đón ngài, và nô nức mong ngài nói lên lời ủng hộ
công đoàn Đoàn Kết (Solidarity) do Lech Walesa cầm đầu.
Nhưng Đức Thánh Cha đă khôn khéo cao siêu hơn, kêu
gọi mọi người hăy giữ vững niềm tin,
và đặc biệt khuyên nhủ các thủ lănh Lech Walesa
của Ba Lan cũng như Vaclav Havel của Tiệp
Khắc, hăy “cố gắng sống như là họ đang
ở trong thể chế tự do”! Trong chuyến trở
về lần thứ nhất này, ngài cũng đă
đến điện Belweder để hội kiến
với thủ tướng Jaruzelsky và giáo sư Jablonski,
chủ tịch nước Ba Lan. Ngài
chỉ cố gắng thuyết phục, kêu goi tôn trọng
con người, khuyến khích nên thẳng thắn đàm
thoại để nghe ư dân, chứ ngài tuyệt nhiên không
đưa ra một “tối hậu thư”
nào.
Khi ngài trở
về La Mă, trùm mật vụ KGB của Liên Sô là Yuri Andropov
đă lưu ư các lănh tụ cộng sản Ba Lan, rằng
họ đă làm “một lỗi lầm rất lớn” khi đă
thuận cho John Paul II về thăm quê nhà! Và
cộng sản đă hành động. Họ xử
dụng một người Thổ Nhỉ Kỳ cuồng
tín tên Mehmet Ali Agca, trang bị cho hắn một khẩu súng
lục đặc biệt, cho trà trộn vào đám đông
công chúng trong công trường thánh Phê-rô, và bắn trúng
bụng Đức Giáo Hoàng ngày 13 tháng 5 năm 1981. Cuộc
giải phẫu cam go kéo dài hơn 5
giờ, và ngài đă thoát hiểm. Khoảng hai năm sau,
ngài đă đích thân đến tận khám đường
để thăm viếng và tha thứ cho hung thủ Mehmet
Agca.
Sau biến cố
này, Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đă có một
cuộc mật đàm rất quan trọng với
Đức Giáo Hoàng John Paul II vào ngày 7 tháng 6 năm 1982, mà
kết quả chỉ được “x́” ra nhiều năm
sau ngày Liên Bang Sô Viết tan ră năm 1991, theo đó, hai nhà
lănh đạo đă đồng ư đề cử nhân
sự dưới quyền phối hợp chặt chẽ
và bí mật, để thảo ra và thi hành kế sách
nhằm cứu văn công đoàn Đoàn Kết của Lech
Walesa đang có nguy cơ tan ră trước những tấn
công của nhà cầm quyền cộng sản. Tướng
Jaruzelsky, cũng là người công giáo, nhưng đă ban
hành lệnh thiết-quân-luật ngày 13 tháng 12 năm 1981, sau
chuyến hồi hương thứ nhất của
Đức Thánh Cha. Nếu “Solidarity”
tan ră, th́ ngọn lửa hy vọng của toàn thể vùng
đông âu cũng sẽ bị dập tắt luôn.
Việc phối hợp tối
mật này được gọi là “Liên Minh Thánh Bí Mật”
(Secret Holy Alliance). Các nhân sự gốc Ba Lan đă
được Ṭa Thánh điều động gồm có
vị Tổng Giám Mục Pio Laghi ở vùng Hoa Thịnh
Đốn, đức Hồng Y John Krol ở Philadelphia,
vị Giám Mục Bronislav Dabrowski, phụ tá cho đức
Hồng Y Glemp ở vùng thủ đô Ba Lan. Phía chánh
quyền Reagan th́ có các viên chức cao cấp như giám
đốc CIA William Casey, cố vấn an ninh quốc gia
William Clark, tướng Alexander Haig, đại sứ William
Wilson cạnh ṭa thánh, đặc sứ lưu động
Vermon Walters . . . Ngay tại thủ đô Ba Lan, có tin rằng
CIA cũng đă móc nối tổ chức được
với một thứ trưởng quốc pḥng, và với
đại tá Ryszard Kuklinski trong bộ Tổng Tham Mưu
bộ-đội cộng sản Ba Lan lúc bấy giờ.
Công đoàn “Solidarity” được bí mật giúp
đỡ bằng những phương tiện
phi-quân-sự, như tiền bạc, thuốc men cùng các
phương tiện thông tin và dụng cụ ấn loát v. v. . . không mang nhăn hiệu
Cuộc
đời của Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và
của Đức Giáo Hoàng John Paul II có nhiều trùng hợp
lư thú bất ngờ. Thời trai trẻ,
cả hai đều có duyên dính dáng một thời
đến nghiệp diễn xuất, sân khấu kịch
trường. Rồi gió đưa gió đẩy,
cả hai bỗng trở thành hai nhà lănh-tụ hàng
đầu của thế giới tự do. Rồi cả
hai cùng bị hung thủ cuồng tín mưu sát, cùng trúng
đạn nguy kịch, và cùng thoát hiểm.
Cuối cùng, tuy mỗi người ở một
phương vị khác nhau, nhưng v́ chức vụ
đang gánh vác, đă gặp nhau và sát cánh cộng tác, v́ cùng
có trách nhiệm phải trực diện đối
đầu với cộng sản phi-nhân vô-thần . . .
Trước sau, hai Vị đă hội ngộ tâát cả 7
lần cho nhiệm vụ chung: khai tử chủ nghĩa
cộng sản quốc tế đang cố biến nhân
loại thành nô lệ cho một chủ thuyết phiêu
lưu không tưởng . . .
Đức Giáo
Hoàng đă bất chấp nguy hiểm đến tánh
mạng, lại cho dàn xếp để trở về
thăm Ba Lan hai chuyến nữa, để kín đáo
tiếp lửa cho công đoàn “Solidarity” . . . Về
đến Ba Lan lần thứ nh́ vào ngày 16 tháng 6 năm
1983, ngài đă quỳ xuống hôn đất quê
hương, trước cả 2 triệu tín đồ
tụ tập nghênh đón ngài trở lại sau khi bị
mưu sát, bất chấp lệnh thiết-quân-lực.
Tướng Jaruzelski, lănh tụ cộng đảng Ba lan cũng có mặt trong thành phần nghênh
đón. Lần này, Đức Thánh Cha cũng
chưa trực tiếp công khai đề cập
đến công đoàn “Solidarity”. Tuy vậy, lời
hiểu dụ của ngài cũng chẳng êm tai
chút nào cho tướng Jaruzelski. Ngoài việc thăm hỏi
đồng bào, thuyết giảng phúc âm, kêu
gọi giữ vững niềm tin, Ngài đă mượn ư
thánh kinh mà nhắn nhủ: “Các con đừng sợ hăi. Cha
sẽ ở cùng các con, từ bây giờ và măi măi, cho
đến ngày tận thế”.
Tháng 2 năm 1987,
cộng đảng Ba Lan có ư mở
cửa để đối thoại với Giáo hội.
Tổng Thống Hoa Kỳ Reagan liền đẩy mạnh
thêm, bằng cách quyết định băi bỏ lệnh
cấm vận kinh tế Ba Lan, để kéo tướng
Jaruzelski ra xa hấp lực của một điện
Cẩm Linh đang trên đà suy yếu, đồng thời
cũng để lót đường cho Đức Giáo Hoàng
về thăm Ba Lan một chuyến quyết định
dứt điểm nữa. Tháng 6 năm đó, chỉ
đúng 4 tháng sau khi Hoa Kỳ băi bỏ cấm vận,
Đức Thánh Cha lại trở về thăm Ba Lan
lần thứ ba. Lần này, khác với hai lần
trước, ngài đă thăm viếng nhiều nơi
khắp nước Ba Lan. Lần này,
ngoài việc rao giảng về nhân quyền, ngài đă làm
điều mà đồng bào của ngài từ lâu mong
đợi: ngài đă ca tụng sự kiên tŕ đấu
tranh bất bạo động của công đoàn
“Solidarity”, phương thức không đổ máu duy
nhất sẽ đưa đến giải thoát
người dân Ba Lan. . .
Về phần
Tổng Thống Hoa Kỳ th́, ngoài việc ngấm ngầm
yểm trợ cho Ṭa Thánh tạo áp lực nơi “cái
ngọn” Ba Lan, ông Ronald Reagan c̣n kéo “cái gốc” Liên Bang Sô
Viết vào một cuộc chạy đua vũ khí, vốn
là ngón sở trường của điện Cẩm Linh
trong suốt cuộc chiến tranh lạnh. Nhưng cuộc
chạy đua lần này, không phải là chạy đua
vũ khí cổ điển, mà là chạy đua vũ khí
“star war”, với bấm nút, với “stealth technology” mà
mắt radar, với “laser”, với “satellite” từ
thượng tầng không gian, với phi-đạn
diệt hỏa tiễn liên-lục-địa . . . Thua kém xa
về kinh tế và tài chính, không c̣n đủ mạnh
để hù, để “làm nư” như từ thời
Nikita Kruschev về trước, cuối cùng Mikhail Gorbachev
đuối hơi, đành bỏ cuộc, vội vă
đưa ra những sáng kiến “Glasnot” (cởi mở) và
“Perestroika” (tái xây dựng) . . . để chỉ mong cứu
văn chính nước Nga, nhưng cũng đă muộn. Tháng
11 năm 1987, đúng 5 tháng sau khi Đức Giáo Hoàng về
thăm Ba Lan lần thứ ba, chủ tịch Gorbachev
cũng đến thăm Ba Lan. Ông Gorbachev đă nói thật
với tướng Jaruzelski rằng, cho đến
nước này, th́ cộng đảng Ba Lan
không thể cai trị mà không có sự hợp tác của công
đoàn “Solidarity”! Trước khi rời ṭa Bạch Ốc
ở cuối nhiệm kỳ 2, mùa thu năm 1988 Tổng
Thống Reagan đă viếng thăm Âu châu và Tây Đức.
Ông đă dừng lại đọc một bài diễn
văn tại “bức tường ô nhục” ngăn cách
đông tây Bá Linh. Và ông đă gọi đích danh chủ
tịch nhà nước Liên Sô: “Mr. Gorbachev, hăy kéo sập
bức tường ô-nhục này”.
Ngày 5 tháng 4 năm
1989, cộng đảng Ba Lan và công đoàn “Solidarity” đă
kư kết thỏa hiệp, đồng ư tổ chức
bầu cử vào tháng 6 năm 1989. Nhưng
không kịp, nên măi đến cuối năm sau, tháng 12
năm 1990, cuộc bầu cử mới được
tiến hành. Trước đó, nhà tù
được mở ra. Sau 9 năm
bị bắt bớ giam cầm, anh công nhân Lech Walesa đă
đắc cử Tổng Thống Ba Lan. Nh́n
gương lân bang của ḿnh, cộng đảng Hung
(Hungary) cũng đă nhượng bộ, cho bầu cử
quốc hội đầu tiên ngày 19 tháng 10 năm 1989, và
nhanh chóng ban hành luật đa nguyên đa đảng,
điều mà cộng sản Việt đến nay vẫn
chưa dám làm, sau 30 năm cầm quyền! Các lănh tụ
Đông Đức sau cùng là Honecker (cầm quyền 18
năm) và Egon Krenz (một tháng rưỡi sau chót) phải
từ bỏ quyền hành, bước xuống giữa
tháng 10 năm 1989. Bức tường ô nhục bị san
bằng ngày 9 tháng 11 năm đó cho dân chúng hai miền
đông tây thông thương qua lại, đưa
đến việc thống nhất nước Đức
ngày 3 tháng 10 năm 1990.
Ngày 24 tháng 10
năm 1989, Tổng Bí Thư cộng đảng Tiệp
Khắc là Milos Jakes từ chức. Kết quả cuộc
bầu cử trong dân chủ sau đó, đă đưa
kịch-tác-gia Vaclav Havel lên chức Tổng Thống,
cầm đầu một chính phủ liên hiệp, với
vài tổng bộ trưởng là cựu cán bộ cộng
sản. Cuộc biển dâu thay thầy
đổi chủ ở toàn vùng đông âu đă diễn ra
tương đối êm thấm, không đổ máu,
ngoại trừ trường hợp của Lỗ Ma Ni
(Roumania). Lănh tụ cộng đảng Lỗ là Nicolai
Ceausescu đă mù quáng, không chịu thấy cơ trời, ngoan cố
đưa quân đàn áp phong trào tự do dân chủ. Sau khi gây thương vong cho khoảng 80 ngh́n quân
dân nước Lỗ, Ceausescu đă thất bại và
chạy trốn. Nhưng đă bị dân chúng nhận
diện và bắt được tại một làng quê
hẻo lánh, đem ra xử tử ngay tại chỗ, oái
oăm thay, lại đúng vào ngày 25 tháng 12 năm 1989!
Giở những
trang sử cận đại của vùng đông âu, một
thời đau khổ dưới gót giày phát xít, rồi
liền sau đó lại quằn quại dưới ách cộng
sản, đă nhanh chóng vững tiến trên sinh hoạt dân
chủ tự do, người ta không khỏi cảm
thấy đau ḷng khi nghĩ tới cả trăm triệu
người bất hạnh, cho đến nay vẫn c̣n
đang bị cộng sản kềm kẹp tại Bắc
Hàn, Cuba và Việt nam, chưa kể Trung cộng.
Đến gần cuối thế kỷ thứ 20, sau khi
gieo tang tóc cho hàng chục triệu sanh linh, chủ thuyết
phi nhân vô thần đó đă rơi xuống hố sâu
tự hủy diệt, chỉ trừ có một vài ốc
đảo c̣n sót lại như Trung cộng, Bắc Hàn, Cuba
và việt cộng. Chỉ có Trung cộng đang phát
triển về kinh tế, nhưng chính tiến bộ này
cũng đă gây ra rất nhiều khó khăn nan-giải cho
tầu cộng trên nhiều lănh vực khác, ngày càng
chồng chất, như thiếu hụt năng
lượng trầm trọng, như tàn phá môi sinh dọc
sông Cửu Long, như không ngăn chặn bưng bít
được ngọn gió đ̣i tự do dân chủ
đang nương theo đà tiến hóa trên toàn cầu xâm nhập vào . . . C̣n Bắc Hàn,
Cuba và việt cộng, th́ rơ ràng đang là những ngọn
đèn dầu leo lét trước luồng gió tự do dân
chủ trong cao trào tiến hóa tự nhiên của nhân
loại. Dĩ nhiên lịch sử không phải là chuyện
một ngày một bữa, nhưng cái ǵ thăng, tất
phải có trầm, và chuyện thay đổi tự nhiên,
chỉ là vấn đề thời gian . . .
Cuối
cùng rồi, gần cuối thế kỷ thứ 20, câu
hỏi lỗ măng của Joseph Stalin đă được
trả lời. Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan
đă không gởi một sư đoàn nào đến
thủ phủ của thiên đàng vô sản hay vùng đông
âu. Đức Giáo Hoàng John Paul II lại càng chẳng cần
có một người lính nào, đừng nói chi đến
sư đoàn, ngoài trừ toán gác danh dự gốc Thụy
Sĩ với y phục màu mè sặc sỡ cổ truyền
tại ṭa thánh. Mặc dù vậy, lịch sử đă minh
chứng, Joseph Stalin và những kẻ kế vị đă không
phải là vĩnh viễn vô địch . . .
Lê
Phàm Nhân